Khám phá ba "siêu Trái đất" mới quay quanh sao LP 415-17

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học sử dụng dữ liệu từ sứ mệnh K2 của tàu vũ trụ Kepler tìm ra một hệ thống "siêu Trái đất" quay quanh một sao lạ có tên là LP 415-17.

LP 415-17, còn được gọi là EPIC 210897587 và 2MASS 04215245 + 2121131, là ngôi sao lùn K-trung gian nằm cách Trái đất khoảng 267 năm ánh sáng.
Ngôi sao này có bán kính khoảng 58% so với mặt trời của chúng ta, khối lượng chiếm 65% mặt trời, và có ít nhất ba "siêu Trái đất": LP 415-17b, c và d quay quanh.
Nguồn ảnh: Phys.
 Nguồn ảnh: Phys.
Tiến sĩ Francisco Javier de Cos Juez của Đại học Oviedo và các đồng nghiệp dựa vào dữ liệu từ Chiến dịch 13 của K2 để xác định kích thước, khối lượng và quỹ đạo của các hành tinh được gọi là "siêu Trái đất" này.
LP 415-17b, c và d có lần lượt là bán kính 1,8, 2,6 và 1,9 lần Trái đất và quay quanh sao chủ với thời gian là 6,34, 13,85 và 40,72 ngày.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Tiến sĩ de Cos Juez và các đồng tác giả cho biết: "Hệ thống này phù hợp để nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự hình thành và sự phát triển của các hệ thống siêu trái đất bao gồm đất đá trên bề mặt, bầu khí quyển, cấu trúc bên trong, thành phần và cách tương tác với các ngôi sao".

Khám phá sửng sốt về 158 ngôi sao ẩn mình trong thiên hà

(Kiến Thức) - Các thành phần hóa học trong 158 ngôi sao ẩn mình trong một thiên hà lùn vừa được các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá.

Cụ thể, một nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu bởi Sten Hasselquist thuộc Đại học Bang New Mexico vừa công bố rằng họ đã đo đạc chi tiết các thành phần hóa học trong một cụm tổng cộng 158 ngôi sao ẩn mình trong một thiên hà.
Kham pha sung sot ve 158 ngoi sao an minh trong thien ha
Nguồn ảnh: Phys.

Sửng sốt thông tin về ngôi sao sáng cực tím Y453

(Kiến Thức) - Ngôi sao sáng cực tím Y453 là đối tượng thiên văn mới vừa được các nhà khoa học phát hiện, nghiên cứu.

Sung sot thong tin ve ngoi sao sang cuc tim Y453

Cụ thể, một nhóm các nhà thiên văn học do William Dixon thuộc Viện Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ ở Baltimore, Maryland đã công bố kết quả phân tích quang phổ mới của ngôi sao sáng cực tím tên là Y453. Nguồn ảnh: Phys. 

Tin mới