Khám phá bất ngờ bên trong hầm mộ hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Khám phá bất ngờ bên trong hầm mộ hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Phần Lan đã sẵn sàng hoàn thành các khâu cuối cùng để xây dựng kho lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân mức độ cao đầu tiên trên thế giới.

Xem toàn bộ ảnh
 Hầm mộ hạt nhân này mang tên Onkalo (tức “cái hố” trong tiếng Phần Lan), nằm tại Olkiluoto, một hòn đảo ở bờ Tây Phần Lan và có khả năng trữ được 6.500 tấn uranium trong 100 nghìn năm. Dự án do tập đoàn quản lý chất thải Posiva Oy thực hiện.
Hầm mộ hạt nhân này mang tên Onkalo (tức “cái hố” trong tiếng Phần Lan), nằm tại Olkiluoto, một hòn đảo ở bờ Tây Phần Lan và có khả năng trữ được 6.500 tấn uranium trong 100 nghìn năm. Dự án do tập đoàn quản lý chất thải Posiva Oy thực hiện.
Mặc dù ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Âu, đang giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, nhưng Phần Lan thì khác. Chính phủ nước này coi điện hạt nhân là năng lượng sạch và đang vận động Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận đây là nguồn năng lượng bền vững.
Mặc dù ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Âu, đang giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, nhưng Phần Lan thì khác. Chính phủ nước này coi điện hạt nhân là năng lượng sạch và đang vận động Liên minh châu Âu (EU) chấp nhận đây là nguồn năng lượng bền vững.
Hiện đảo Olkiluoto có ba nhà máy điện hạt nhân, trong đó có một nhà máy sắp đi vào hoạt động, chiếm hơn 40% tổng sản lượng điện của quốc gia này.
Hiện đảo Olkiluoto có ba nhà máy điện hạt nhân, trong đó có một nhà máy sắp đi vào hoạt động, chiếm hơn 40% tổng sản lượng điện của quốc gia này.
Dù là năng lượng sạch, nhưng điện hạt nhân có nhược điểm đáng ngại: các thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng có tính phóng xạ cao và nhiệt độ cao.
Dù là năng lượng sạch, nhưng điện hạt nhân có nhược điểm đáng ngại: các thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng có tính phóng xạ cao và nhiệt độ cao.
Ở Phần Lan, các nhà khoa học thường xử lý các thanh nhiên liệu này bằng cách ngâm chúng trong nước, còn các quốc gia khác để chúng trong các thùng “bảo quản khô” bằng bê tông và thép.
Ở Phần Lan, các nhà khoa học thường xử lý các thanh nhiên liệu này bằng cách ngâm chúng trong nước, còn các quốc gia khác để chúng trong các thùng “bảo quản khô” bằng bê tông và thép.
Tuy nhiên, việc lưu trữ theo các kiểu truyền thống này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu xảy ra sự cố, các thanh nhiên liệu kia sẽ làm ô nhiễm phóng xạ tới môi trường sống xung quanh. Nếu không có giải pháp lâu dài, chất thải phóng xạ sẽ ngày một chồng chất và gây nguy hại tới cả thế giới.
Tuy nhiên, việc lưu trữ theo các kiểu truyền thống này vô cùng nguy hiểm, bởi nếu xảy ra sự cố, các thanh nhiên liệu kia sẽ làm ô nhiễm phóng xạ tới môi trường sống xung quanh. Nếu không có giải pháp lâu dài, chất thải phóng xạ sẽ ngày một chồng chất và gây nguy hại tới cả thế giới.
Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thế giới hiện có khoảng 263.000 tấn chất thải phóng xạ được lưu trữ tại các cơ sở tạm thời, trong đó Phần Lan có khoảng 2.300 tấn.
Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thế giới hiện có khoảng 263.000 tấn chất thải phóng xạ được lưu trữ tại các cơ sở tạm thời, trong đó Phần Lan có khoảng 2.300 tấn.
Do vậy, Phần Lan đã tính đến một phương pháp lưu trữ mới, đó là đưa rác thải phóng xạ xuống dưới lòng đất. Kho xử lý Onkalo nằm sâu 430m dưới lòng đất, dùng để lưu trữ chất thải phóng xạ được bọc trong container đồng, bịt kín bằng đất sét bentonite, chia vào các hầm khác nhau.
Do vậy, Phần Lan đã tính đến một phương pháp lưu trữ mới, đó là đưa rác thải phóng xạ xuống dưới lòng đất. Kho xử lý Onkalo nằm sâu 430m dưới lòng đất, dùng để lưu trữ chất thải phóng xạ được bọc trong container đồng, bịt kín bằng đất sét bentonite, chia vào các hầm khác nhau.
Một căn hầm dự kiến chứa 30-40 container và sẽ được lấp kín bằng bentonite và bê tông nhằm giảm thiểu các tác động gây hư hại tới chất thải. Dự án này được chính phủ Phần Lan phê duyệt từ năm 2015, với chi phí xây dựng và bảo trì ước tính khoảng 3,6 tỷ USD.
Một căn hầm dự kiến chứa 30-40 container và sẽ được lấp kín bằng bentonite và bê tông nhằm giảm thiểu các tác động gây hư hại tới chất thải. Dự án này được chính phủ Phần Lan phê duyệt từ năm 2015, với chi phí xây dựng và bảo trì ước tính khoảng 3,6 tỷ USD.
Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi sự nghiên cứu chi tiết, từ việc làm cách nào bảo quản được chất thải phóng xạ một cách tốt nhất, cho đến việc đào hầm như nào để không ảnh hưởng tới địa hình chung, hay cách xử lý hậu quả nếu có bất kì sự cố nào xảy ra...
Quá trình xây dựng cũng đòi hỏi sự nghiên cứu chi tiết, từ việc làm cách nào bảo quản được chất thải phóng xạ một cách tốt nhất, cho đến việc đào hầm như nào để không ảnh hưởng tới địa hình chung, hay cách xử lý hậu quả nếu có bất kì sự cố nào xảy ra...
Ngoài ra, xây dựng một kho xử lý với quy mô lớn như này không phải là một điều dễ dàng, bởi còn phải tính đến yếu tố người dân.
Ngoài ra, xây dựng một kho xử lý với quy mô lớn như này không phải là một điều dễ dàng, bởi còn phải tính đến yếu tố người dân.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama từng phải từ bỏ kế hoạch xây dựng một kho lưu trữ chất thải hạt nhân ở Núi Yucca, bang Nevada do người dân phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, Phần Lan lại không gặp phải vấn đề này.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama từng phải từ bỏ kế hoạch xây dựng một kho lưu trữ chất thải hạt nhân ở Núi Yucca, bang Nevada do người dân phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, Phần Lan lại không gặp phải vấn đề này.
Với Onkalo, Phần Lan đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp mới để xử lý chất thải phóng xạ một cách an toàn tuyệt đối, không để gây hại tới các thế hệ sau này. Theo kế hoạch, Onkalo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 hoặc 2025.
Với Onkalo, Phần Lan đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp mới để xử lý chất thải phóng xạ một cách an toàn tuyệt đối, không để gây hại tới các thế hệ sau này. Theo kế hoạch, Onkalo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 hoặc 2025.

GALLERY MỚI NHẤT