Khám phá bất ngờ về thủ đô mới Nusantara của Indonesia
Các nhà hoạch định chính sách từng tuyên bố rằng thủ đô mới Nusantara của Indonesia sẽ là một đô thị "xanh, có thể đi bộ", sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2045.
An An (Theo BI, T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Ngày 12/8/2024, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên tại Nusantara, thủ đô mới sắp khánh thành của nước này. Được biết, Indonesia đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 79 (17/8) lần đầu tiên được tiến hành tại thủ đô mới Nusantara ở tỉnh Đông Kalimantan. Ảnh: Reuters.
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto lạc quan rằng Nusantara ở Đông Kalimantan sẽ hoạt động tốt nhất với tư cách là khu vực thủ đô của quốc gia trong vòng sớm nhất là 3 năm tới. Ảnh: Reuters.
Theo Business Insider, vào tháng 8/2019, Tổng thống Widodo đã phê duyệt kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta đến Nusantara. Ảnh: Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Pháp lý, chính trị và An ninh Hadi Tjahjanto giới thiệu về cung điện Tổng thống mới tại thủ đô mới Nusantara. Ảnh: Antara.
Địa điểm ở Đông Kalimantan được chọn để làm thủ đô mới của Indonesia vì ở vị trí gần biển và nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần hoặc phun trào núi lửa tương đối thấp. Ảnh: BI.
Nusantara nằm trên đảo Borneo, một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới.
Công trình thủ đô mới Nusantara được khởi công vào tháng 7/2022. Ảnh: BI.
Ban đầu, khoảng 100.000 công nhân được huy động để bắt đầu xây dựng Nusantara, và số lượng công nhân tăng lên khoảng 150.000 đến 200.000 khi quá trình xây dựng được đẩy nhanh. Ảnh: BI.
Chính phủ Indonesia đã cam kết biến thủ đô mới này thành thành phố xanh 100%. Các nhà hoạch định chính sách tuyên bố rằng Nusantara sẽ là một đô thị "xanh, có thể đi bộ ", sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm 2045. Ảnh: BI.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nằm trong Ban chỉ đạo dự án Nusantara. Ảnh: BI.
Indonesia cũng đã nhờ những người có sức ảnh hưởng để quảng bá Nusantara. Ảnh: BI.
Với tổng kinh phí khoảng 32 tỷ USD, dự án thủ đô mới Nusantara được triển khai nhằm giảm bớt gánh nặng cho thủ đô Jakarta hiện đối mặt tình trạng tắc nghẽn giao thông, mật độ dân cư quá cao và tình trạng bị nhấn chìm. Ảnh: BI.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Lộ diện thành phố bí ẩn 2.000 năm nhân loại chưa từng biết đến