Khám phá bí ẩn "cổ trấn bị lãng quên" giữa lòng Hà Nội

Khám phá bí ẩn "cổ trấn bị lãng quên" giữa lòng Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm được cho là một "cổ trấn bị lãng quên", chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật.

Xem toàn bộ ảnh
 Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 2006. Nơi này vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một làng Việt cổ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa,…
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào năm 2006. Nơi này vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một làng Việt cổ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa,…
Ở đây có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ thuộc các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Trong đó có nhiều ngôi nhà được xây từ những năm 1649, 1703, 1850… bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài xưa như đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,…
Ở đây có tổng cộng 956 ngôi nhà cổ thuộc các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Trong đó có nhiều ngôi nhà được xây từ những năm 1649, 1703, 1850… bằng các loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài xưa như đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,…
Nhà thường được xây dựng với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ, gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, bình phong, cao, cây rơm, cổng có mái che…
Nhà thường được xây dựng với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ, gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, bình phong, cao, cây rơm, cổng có mái che…
Trong đó, “Nhà cổ ông Hùng” là lâu đời nhất làng Mông Phụ, được xây dựng từ năm 1649, cho tới nay đã 400 năm và đã có 12 đời sinh sống ở đây.
Trong đó, “Nhà cổ ông Hùng” là lâu đời nhất làng Mông Phụ, được xây dựng từ năm 1649, cho tới nay đã 400 năm và đã có 12 đời sinh sống ở đây.
Nơi đây vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho, viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Nơi đây vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho, viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
“Nhà cổ ông Thể”, tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà gồm 7 gian được xây dựng hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ ( kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao mà không cần phải sử dụng đến đinh, keo dính hay công cụ nào khác).
“Nhà cổ ông Thể”, tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà gồm 7 gian được xây dựng hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ ( kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao mà không cần phải sử dụng đến đinh, keo dính hay công cụ nào khác).
Ngôi nhà đã trải qua 14 đời sinh sống và nổi tiếng với nghề làm tương.
Ngôi nhà đã trải qua 14 đời sinh sống và nổi tiếng với nghề làm tương.
“Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh”, được người trong họ xây bằng gạch thời tự Đức (1847-1883), kiến trúc theo kiểu chữ “nhị”, mặt quay về hướng Nam.
“Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh”, được người trong họ xây bằng gạch thời tự Đức (1847-1883), kiến trúc theo kiểu chữ “nhị”, mặt quay về hướng Nam.
Giếng cổ Đường Lâm, nơi xưa kia được dân làng thường xuyên sử dụng cho mục đinh sinh hoạt công cộng hàng ngày. Trước đây giếng được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong và vữa nhưng nay một số đã được tu sửa lại bằng xi măng và gạch.
Giếng cổ Đường Lâm, nơi xưa kia được dân làng thường xuyên sử dụng cho mục đinh sinh hoạt công cộng hàng ngày. Trước đây giếng được xây chủ yếu bằng chất liệu đá ong và vữa nhưng nay một số đã được tu sửa lại bằng xi măng và gạch.
Ngoài ra làng cổ Đường Lâm còn có một hệ thống các nhà thờ họ.
Ngoài ra làng cổ Đường Lâm còn có một hệ thống các nhà thờ họ.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiều người cho rằng làng cổ Đường Lâm chính là một "cổ trấn bị lãng quên", chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” - nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học.
Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiều người cho rằng làng cổ Đường Lâm chính là một "cổ trấn bị lãng quên", chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” - nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học.
Một trích đoạn trong bài thơ "Làng cổ Đường Lâm" của Bùi Minh Trí.
Một trích đoạn trong bài thơ "Làng cổ Đường Lâm" của Bùi Minh Trí.

GALLERY MỚI NHẤT