Khám phá các nhóm sinh vật trong đất

(Kiến Thức) - Sinh vật trong đất được chia làm ba nhóm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật và động vật đất. 

Khám phá các nhóm sinh vật trong đất
Hỏi: Các nhóm sinh vật trong đất gồm những nhóm chủ đạo nào? - Đào Hồng Na (Hà Nội).
Kham pha cac nhom sinh vat trong dat
 
PGS.TS Lưu Đức Hải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Sinh vật trong đất được chia làm ba nhóm chủ yếu là thực vật, vi sinh vật và động vật đất. Thực vật chủ yếu là các loại thực vật bậc cao, có khả năng quang hợp để tổng hợp ra các chất hữu cơ nhóm C6H12O6. Vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm, tảo chiếm khoảng 0,2 – 0,3% lượng chất hữu cơ của đất. 
Vi khuẩn trong đất có nhiều nhóm nhỏ như nhóm phân hủy hydrat, carbon, chuyển hóa nitơ, nhóm vi khuẩn lưu huỳnh, sắt mangan, phốt pho... 
Vi sinh vật đất có nhiệm vụ phân giải xác động vật, tích lũy chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. 
Động vật gồm giun đất, nhuyễn thể, động vật có xương tham gia tích vào quá trình phân hủy xác động vật, thực vật, đào xới đất, tạo điều kiện cho không khí, nước và vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy chất hữu cơ, giúp cho thực vật bậc cao dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng. 

12 loài sinh vật sống lâu, đáng sợ nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Từng xuất hiện từ hàng trăm triệu năm trước, nhiều sinh vật cổ đại vẫn còn sống đến ngày nay, thậm chí một số loài còn hết sức đáng sợ.

12 loài sinh vật sống lâu, đáng sợ nhất hành tinh
12 sinh vat song lau nhat hanh tinh co hinh dang dang so
 Cá mập mào là một loài cá mập đầu bò tồn tại trên trái đất từ 150 triệu năm trước, phân bố ngoài khơi phía đông Australia với diện mạo dường như là sự kết hợp của một con cá mập và cá chình. May mắn thay, chúng chỉ sinh sống dưới gần đáy đại dương.

Sửng sốt vẻ đẹp kỳ bí của sinh vật phù du

(Kiến Thức) - Những bức ảnh dưới đây cho chúng ta thấy một vẻ đẹp kỳ bí của sinh vật phù du.

Sửng sốt vẻ đẹp kỳ bí của sinh vật phù du
Sung sot ve dep ky bi cua sinh vat phu du
Vẻ đẹp kỳ bí của sinh vật phù du được nhóm thám hiểm Tara Oceans chụp được tại vùng biển Ấn Độ Dương. Bên phải bức hình là một sinh vật thân mền chân cánh và cạnh đó là 2 sinh vật giáp xác chân kiếm, trong khi chấm cam ở bên trái là một mảnh sơn từ tàu của nhóm thám hiểm.

Khám phá sốc khả năng leo núi “thần thánh” của loài dê

Khả năng leo núi đá "thần thánh" của loài dê thể hiện ở tài leo lên độ cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút của chúng.

Khám phá sốc khả năng leo núi “thần thánh” của loài dê
Kham pha soc kha nang leo nui
Ngoài khả năng leo núi "thần thánh", loài dê còn nổi tiếng vì khá nhiều biệt tài như thông minh, nhanh nhẹn, có khả năng thức trắng đêm liên tục mà không cần nghỉ ngơi.
Kham pha soc kha nang leo nui
Khả năng leo núi cao là một trong những điểm mạnh ít được biết tới của dê, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo và mèo. Đối với các loài dê hoang dã, chúng có sở thích kì quặc là leo trèo trên những vách đá hẹp chênh vênh và dốc đứng. Đặc biệt, dê núi (loại dê chỉ sinh sống ở Bắc Mỹ) còn có khả năng leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút. 
Kham pha soc kha nang leo nui
Sở dĩ chúng có biệt tài như vậy là bởi dê sở hữu cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp loài động vật hoang dã này trở thành bậc thầy về leo trèo. Đầu tiên phải kể tới phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm thịt êm ái. Guốc đôi giúp loài vật này có khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất. 
Kham pha soc kha nang leo nui
 Tương tự như lạc đà, dê thuộc bộ Artiodactyla có đặc điểm cấu tạo xương mắt cá chân rất linh hoạt, hỗ trợ di chuyển nhanh và giữ thăng bằng tốt ở địa hình hiểm trở.
Kham pha soc kha nang leo nui
Một đặc điểm khác giúp dê có thể leo trèo thuận lợi chính là cơ thể rắn chắc và rất “cơ bắp”. Phần thân trước của dê rất chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thân sau của dê yếu ớt. Ngược lại, phần chi sau tuy không chắc khỏe bằng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để giúp chúng có những bước nhảy chính xác và nhanh gọn ở độ cao gần 4m. 
Kham pha soc kha nang leo nui
 Với cấu tạo cơ thể có thân trước mạnh mẽ hơn thân sau, địa hình bằng phẳng không phải là môi trường lí tưởng để chúng phát huy thế mạnh về tốc độ. Ngược lại, địa hình dốc, thậm chí thẳng đứng sẽ phù hợp với khả năng kéo - đẩy rất tốt của dê.
Kham pha soc kha nang leo nui
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, loài dê thích lựa chọn vách núi chênh vênh để di chuyển là bởi chúng muốn tránh khỏi sự đe dọa của những con thú săn mồi vẫn hay rình rập ở địa hình thông thường. Ngoài ra, những cơn gió mạnh thổi qua vách đá trên núi thường làm bay lớp tuyết che phủ trên bề mặt và để lộ ra lớp cây cỏ chứa nhiều loại muối khoáng mà dê ưa thích. 
Kham pha soc kha nang leo nui
Được thuần hóa từ khoảng năm 7000 – 10.000 TCN, dê là một trong những loài động vật xuất hiện sớm nhất trong cuộc sống của con người. 
Kham pha soc kha nang leo nui
Tuy nhiên, không vì vậy mà những chú dê ngày nay mất đi tập tính cũ của mình. Dê có đặc điểm là rất thông minh và dễ buồn chán nên bản năng leo trèo và hoạt động liên tục có cơ hội trỗi dậy. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp một chú dê đứng cheo leo như "dính" trên tường như thế này.

Tin mới