Khám phá cực "choáng" về các cơn động đất trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu đổ bộ Mars InSight của NASA phát hiện hơn 300 trận động đất trên sao Hỏa và truy tìm nguồn gốc của chúng. Hầu hết các vụ động đất này đều nhẹ, nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ trận động đất nào trên Trái đất.

Khám phá cực "choáng" về các cơn động đất trên sao Hỏa

Bruce Banerdt, nhà địa chất học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực ở Pasadena, California báo cáo phát hiện vào ngày 12/12/2019 ở một cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ tại San Francisco, California.

Kể từ khi đến sao Hỏa chỉ hơn một năm trước, InSight đã phát hiện 322 vụ động đất.

Chúng là những trận động đất đầu tiên từng được phát hiện trên sao Hỏa và là trận rung động địa chất đầu tiên ngoài Trái đất hoặc Mặt trăng được nghiên cứu.

Kham pha cuc

Nguồn ảnh: NASA. 

Các nhà khoa học nhằm mục đích sử dụng dữ liệu từ các vụ động đất này để thăm dò cấu trúc bên trong sao Hỏa.

Hầu hết các vụ động đất này đều nhỏ, nhẹ, nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ trận động đất nào có thể cảm nhận được trên Trái đất.

Hai trong số các vụ động đất lớn nhất đến từ một khu vực hoạt động địa chất có tên là Cerberus Fossae, nằm cách tàu InSight khoảng 1.600 km về phía đông.

Các trận động đất ở đó có thể đã bị gây ra bởi sự tích tụ căng thẳng dọc theo các vết đứt gãy địa chất trong lớp vỏ sao Hỏa, và sau đó được giải phóng trong một trận động đất.

Máy đo địa chấn rất nhạy cảm của tàu InSight giúp săn lùng các trận động đất vào ban đêm, sau khi loại trừ khả năng những cơn gió làm rung chuyển mặt đất vào ban ngày. Tính từ lúc hoạt động tới hiện tại, tàu InSight đã phát hiện trung bình có hơn 300 cơn động đất lớn nhỏ xảy ra trên sao Hỏa.

Tần xuất xảy ra các trận động đất trên Hỏa tinh đang gia tăng, các nhà khoa học vẫn không chắc chắn lý do gì gây ra hiện tượng này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

(Kiến Thức) - Câu chuyện thú vị liên quan tới hiện tượng động đất sao Hỏa vừa được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ. Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa là một hiện tượng giống như động đất trên Trái đất, là những rung động di chuyển qua mặt đất. Nhưng cách những trận động đất này hình thành trên Hành tinh Đỏ có thể khác với cách chúng hình thành trên Trái đất.

Và hóa ra những khác biệt này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Trái đất thủa ban đầu trông như thế nào.

Ánh sáng trắng kỳ lạ và giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa

Chiếc xe thám hiểm Sao Hỏa Curiosity Rover của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã liên tục gửi những hình về Trái đất kể từ khi đáp xuống Sao Hỏa vào năm 2012 và NASA đã thường xuyên công bố những hình ảnh hấp dẫn từ bề mặt cằn cỗi của hành tinh đỏ.

Ánh sáng trắng kỳ lạ và giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Xe thám hiểm Sao Hỏa tự hành Curiosity Rover của NASA mới đây đã phát hiện ra một vật “dị thường” trên bề mặt hành tinh Đỏ. Trong bức ảnh chụp vào ngày 16 tháng 6 mô tả một ánh sáng trắng bí ẩn dường như đang trôi nổi trên bầu trời sao Hỏa.

"Sốc" lý thuyết mới về cách lỗ đen và sao neutron tỏa sáng

(Kiến Thức) - Suốt nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã suy đoán về nguồn gốc của bức xạ điện từ phát ra từ các vùng thiên hà chứa các lỗ đen và sao neutron, vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ.

"Sốc" lý thuyết mới về cách lỗ đen và sao neutron tỏa sáng

Các nhà vật lý thiên văn tin rằng, bức xạ năng lượng cao này làm cho các ngôi sao neutron và lỗ đen tỏa sáng sáng, được tạo ra bởi các electron di chuyển với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng, nhưng quá trình gia tốc các hạt này vẫn còn là một bí ẩn.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia đã trình bày một lời giải thích mới làm cơ sở cho sự gia tốc của các hạt năng lượng này.

Tin mới