Trực thăng chiến đấu đã phát triển vượt trội kể từ mẫu Bell AH-1 Cobra do Mỹ sản xuất năm 1967. Một chiếc trực thăng chiến đấu thường sẽ có các đặc điểm: ghế đôi (thường dành cho tay súng ở ghế trước và phi công ở ghế sau), thân nhỏ, ít hoặc không có khu để đồ, vỏ bọc thép, pháo cỡ 20mm đến 30mm, tên lửa định vị chống xe tăng (ATGM), tên lửa không định vị cỡ nhỏ hơn, và cảm biến gắn trên mũi trực thăng. Với lượng máy bay không người lái ngày càng thịnh hành, hầu hết các mẫu trực thăng chiến đấu đều được trang bị các hệ thống phòng không tầm gần như tên lửa Sidewinder hoặc tên lửa Stinger. Các mẫu trực thăng chiến đấu thường rất tốn kém và cần đầu tư chuyên sâu, vì vậy chỉ một số nước mới sở hữu các mẫu trực thăng này. Và dưới đây là các mẫu trực thăng chiến đấu hiện đại nhất đang được sử dụng.
20. Kamov Ka-60
Mẫu Ka-60, phiên bản trực thăng quân sự đã được giới thiệu lần đầu vào năm 1998 nhưng đã đi vào bế tắc với các nỗ lực phát triển. Việc phát triển và nâng cấp mẫu này đã được bắt đầu từ năn 1984, và mẫu đầu tiên được bay thử năm 2007.
Ảnh: Wikipedia |
Tuy nhiên cho tới hiện tại vẫn chưa có đột phá trong việc nâng cấp mẫu này. Đã có những nỗ lực cải thiện động cơ và các vấn đề khác, tuy nhiên tới 2017 mẫu này mới được chính thức đưa vào sử dụng. Ka-60 cần một đội hai người để vặn hành, dài 15m và có tốc độ tối đa 191 dặm/giờ.
19. Black Hawk Utility UH/HH-60
Với tốc độ 182 dặm/giờ, một chiếc Black Hawk có thể chuyên chở tới 11 binh lính và người vận hành, vượt mặt hầu hết các trực thăng chiến đấu khác. Sở dĩ có thể đạt tốc độ này bởi mẫu này sử dụng 02 động cơ GE-700 song song.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu này có trọng lượng tổng hơn 9 tấn, khả năng chịu thêm tải trọng ngoài 3 tấn 6 và tải trọng trong 1 tấn 2.Nó cũng được trang bị hai họng súng máy 7.62mm cùng hai người vận hành và hai người điều hành. Mẫu này cũng đã được xuất hiện trong bộ phim Black Hawk Down, đoạt giải Oscar năm 2001.
18. Bell UH-1 Iroquois
Chiếc Huey đã được sử dụng bởi nhiều lực lượng trên toàn thế giới, từ chiến tranh Falklands giữa Anh và Argentina tới công cuộc giải cứu người dân tại Pakistan sau thảm họa Lò hạt nhân Fukushima năm 2011.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu trực thăng này có khả năng chuyên chở trọng lượng 1,7 tấn, kích cỡ 17,3 x 2,65m, sở hữu tốc độ tối đa 135 dặm/giờ với tầm bắn 315 dặm, cùng các họng súng máy 7.62mm và tên lửa cỡ 2.75 inches.
17. Bell AH-1 SuperCobra
Trực thăng chiến đấu này được sản xuất cuối thời chiến tranh Việt Nam và là bản nâng cấp của chiếc Cobra huyền thoại.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu SuperCobra cần hai người vận hành, với khả năng cất cánh khi tổng trọng lượng là 4.5 tấn, tốc độ tối đa 175 dặm/giờ và được trang bị pháo ba nòng xoay M197 20mm, tên lửa 2.75 inches, tên lửa Zuni 5 inches và tên lửa đối không AIM-9 cùng các loại vũ khí khác.
16. Bell AH-1Z Viper
Viper là mẫu trực thăng chiến đấu mới nhất từ Bell, với mục đích thay thế mẫu SuperCobra. Lính thủy đánh bộ Mỹ đã tuyên bố sản xuất hàng loạt và đưa vào sử dụng mẫu này trong chiến đấu từ năm 2010.Sau đó mẫu này đã được Mỹ bán tới Pakistan năm 2015. Phần Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Morocco và Brahain đều đã mua hoặc tỏ ý định muốn mua mẫu này.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu Viper cần hai người để vận hành, tải trọng cất cánh tối đa 8.4 tấn, tốc độ trung bình 180 dặm/giờ, tầm bắn 125 dặm, cùng khả năng trang bị pháo ba nòng xoay M197 20mm, tên lửa 2.75 inches và tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder cũng như tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire cùng các loại vũ khí khác.
15. Mil Mi-24 Hind
Chiếc Mi-24 được thiết kế để làm trực thăng chiến đấu, tuy nhiên lại mang ngoại hình tương tự mẫu UH-1 Huey. Mẫu UH-1 Huey có khả năng chuyên chở lực lượng kèm khả năng tấn công đáng nể.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu Mil Mi-24 có khả năng hỗ trợ cũng như tấn công, khiến nó trở thành một trong những mẫu trực thăng chiến đấu được ưa dùng trên toàn thế giới. Không quân Nga và 58 nước khác trrên toàn thế giới đều đang sử dụng Mi-24. Đã có hơn 2600 chiếc Mi-24 được sản xuất trên toàn thế giới.
14. CAIC WZ-10 Fierce Thunderbolt
Mẫu WZ-10 được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2003 và vẫn đang được sử dụng tới ngày nay. Mẫu này được trang bị nhiều công nghệ tân tiến, bao gồm một hệ thống chiến đấu điện tử.
Ảnh: Wikipedia |
Chiếc WZ-10 mang mục đích chính là chống lại xe tăng, tuy nhiên nó cũng rất đáng gờm với chiến đấu đối không. Mẫu CAIC này bao gồm nhiều mẫu biến thể như:
_ CAIC Z-10K: Là mẫu thu gọn của WZ-10, được lược bỏ nhiều tính năng và một số biện pháp phòng vệ nhằm tăng độ linh hoạt.
_ AIC Z-10ME: Bản nâng cấp của WZ-10 với hàng loạt cải tiến về vũ khí và khả năng chống chịu, tăng cường khả năng bảo vệ phi hành đoàn.
13. Kamov Ka-50
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu Ka-50 do Nga sản xuất có khả năng cất cánh với tải trọng 11 tấn, tốc độ tối đa 196 dặm/giờ với động cơ đôi Klimov VK-2500, trang bị pháo Shipunov 2A42 30mm, tên lửa S-8 và S-13 cùng hàng loạt vũ khí & bom khác.
12. Mil Mi-28
Ảnh: Wikipedia |
Trực thăng chiến đấu này đã luôn được tin dùng và sẽ tiếp tục được sản xuất tới năm 2027. Mẫu Mil Mi-28 sử dụng động cơ đôi Klimov TV3-117, trang bị pháp Shinpuov 2A42 cùng tên lửa chống tăng Ataka-V cũng như S-8 và S-10.
11. Boeing AH-64D Apache
Dòng trực thăng Apache được coi là dòng trực thăng chiến đấu thành công nhất trong lịch sử. Từ các cuộc tấn công bởi Mỹ tại Iraq, Afganistan tới sự tham gia của NATO tại Bosnia và Herzegovina, mẫu Apache AH-64D đã được sử dụng thường xuyên trong ba thập kỷ vừa qua.
Ảnh: Wikipedia |
Mẫu này sử dụng động cơ đôi và được trang bị các vũ khi xuyên giáp như pháo M230 30mm, tên lửa 2.75 inches Hydra, tên lửa định vị laser Hellfire. Với tốc độ tối đa 188 dặm/giờ, tầm bắn 260 dặm và tổng trọng lượng 12 tấn, đây thực sự là một con quái vật trên không.