Khám phá diện mạo mới thiên hà xoắn ốc Messier 61

(Kiến Thức) - Kính thiên văn ESO’s Very Large Telescope (VLT) tại Đài thiên văn Paranal ở Chile đã chụp được một bức ảnh mới tuyệt vời về thiên hà xoắn ốc Messier 61, một trong những thành viên lớn nhất của một nhóm thiên hà khổng lồ được gọi là Cụm Virgo.

Khám phá diện mạo mới thiên hà xoắn ốc Messier 61

Messier 61 là một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Xử Nữ, cách khoảng 52,5 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà này dễ dàng được phát hiện nhất trong tháng 5 và có thể quan sát được bằng kính viễn vọng nhỏ.

Messier 61 có kích thước gần bằng thiên hà Milky Way của chúng ta, với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Kham pha dien mao moi thien ha xoan oc Messier 61
Nguồn ảnh: phys. 

Nó được phát hiện vào ngày 5/ 5/ 1779 bởi nhà thiên văn học người Ý Barnaba Oriani. 

Còn được gọi là M61, NGC 4303, LEDA 40001 hay IRAS 12194 + 0444, Messier 61 là một trong những thành viên lớn nhất của một nhóm thiên hà khổng lồ được gọi là Cụm Virgo.

Cụm thiên hà Virgo là một trong những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bằng trọng lực, bên trong chứa hơn 1.300 thiên hà.

Messier 61 còn được gọi là một loại thiên hà đầy sao, chứa bảy siêu tân tinh được các chuyên gia quan sát đầy đủ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

Ảnh Trái đất từ không gian qua "mắt" tàu thăm dò mới của NASA

(Kiến Thức) - Tàu thăm dò Mặt trời mới của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tên là Parker Solar Probe bất ngờ chụp lại hình ảnh Trái đất ở khoảng cách 27 triệu dặm trong không gian.

Ảnh Trái đất từ không gian qua "mắt" tàu thăm dò mới của NASA

Cụ thể, vào ngày 25/9/2018, đầu dò WISPR của tàu Parker Solar Probe, NASA bất ngờ chụp lại hình ảnh Trái đất chúng ta ở khoảng cách cực xa xôi tới 27 triệu dặm.

Anh Trai dat tu khong gian qua
Nguồn ảnh: phys. 

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way

(Kiến Thức) - Một thiên hà mờ nhạt, hành vi quái đản xuất hiện cạnh thiên hà Milky Way gây ngạc nhiên các chuyên gia. Thiên hà ma quái có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way.

"Sửng sốt" thiên hà "ma" xuất hiện gần Milky Way
Cụ thể, mới đây Vệ tinh Gaia của Châu Âu trong quá trình thăm dò thiên hà Milky Way thì bất ngờ phát hiện một đối tượng thiên văn kỳ lạ.
Các nhà khoa học đặt tên đó là Antlia 2 (hoặc Ant 2) nằm phía sau vành đĩa Milky Way. Tuy nhiên, trong phát hiện mới nhất, thiên hà ma quái Antlia 2 có kiểu dạng mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện, độ sáng thấp hơn Milky Way và bên trong chứa rất ít sao.

Tin mới