(Kiến Thức) - Khi chúng ta già đi, các bộ phận trên cơ thể không già cùng lúc mà từng phần một sẽ dần lão hóa.
Mi Trần (Dailymail)
Xem toàn bộ ảnh
Nghiên cứu mới cho thấy rằng không phải tất cả các bộ phận của cơ thể đều lão hóa ở cùng một tuổi. Steve Horvath, một nhà di truyền học tại trường y khoa UCLA, đã tìm ra cách mới để đo tuổi sinh học của mô người. Để tạo ra các phép đo, Horvath xem xét dữ liệu từ 8.000 mẫu của 51 tế bào và mô khác nhau. Ông nghiên cứu methyl hóa để tìm ra độ tuổi lão hóa của từng bộ phận trong cơ thể.
Tinh trùng lão hóa ở tuổi 35. Chất lượng tinh trùng bắt đầu đi xuống ở tuổi này, do đó phần lớn người đàn ông 45 tuổi rất khó để thụ thai, hoặc có thụ thai thì chất lượng bào thai cũng khó được như ý muốn.
Não bắt đầu lão hóa khi bạn bước sang 20 tuổi. Khi chúng ta già đi, số lượng thần kinh trong não giảm dần. Các tế bào thần kinh được tạo thành trong não khoảng 100 tỷ dây, nhưng đến năm 20 nó bắt đầu giảm dần. Cuối 40, chúng ta có thể mất đi 10.000 dây mỗi ngày ảnh hưởng đến trí nhớ và sự phối hợp chức năng não.
Ruột. Bắt đầu suy giảm vào năm 55 tuổi. Một bộ ruột khỏe mạnh là có sự cân bằng tốt giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có ích. Song, lượng vi khuẩn này sẽ giảm đáng kể sau 55 tuổi, đặc biệt là ruột già. Khi bạn thấy thường xuyên táo bón, nghĩa là bạn đang già đi do dòng chảy của dịch tiêu hóa trong dạ dày, gan, tuyến tụy và ruột non chậm lại.
Ngực bắt đầu thoái hóa khi 35 tuổi. Vào 30, bộ ngực của phụ nữ bắt đầu mất dần mô và chất béo làm giảm kích thước và độ căng tròn. Đến 40 tuổi, ngực phụ nữ võng xuống như trái mướp và quầng quanh đỉnh co lại.
Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
Phổi. Sang 20 tuổi bắt đầu lão hóa. Từ tuổi này, dung tích phổi bắt đầu giảm dần. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
Bắt đầu lão hóa ở tuổi 65, giọng nói trở nên trầm và khàn hơn. Do các mô mềm trong dây thanh quản yếu, ảnh hưởng đến độ vang, thanh của giọng nói. Giọng phụ nữ có thể trở nên khàn và thấp hơn, trong khi đàn ông có thể trở nên mỏng hơn và cao hơn.
Tim bắt đầu thoái hóa ở tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
Gan. Bắt đầu lão hóa ở 70. Đây là bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
Thận. Bắt đầu lão hóa ở 50. Số lượng các đơn vị lọc (nephron) chất thải ra khỏi máu bắt đầu giảm ở tuổi trung niên. So với tuổi 30, thận của 1 người 70 sẽ chỉ lọc được một nửa lượng máu.
Xương. Bắt đầu xốp khi bạn bước vào 35 tuổi. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
Răng. Bắt đầu vào tuổi 40, chúng ta sản xuất ít nước bọt, vì vậy răng và nướu dễ bị sâu. Vì thế bệnh teo rút nướu răng là phổ biến ở người trên 40 tuổi.
Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.