Theo bài báo được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh, những ngôi sao này được gọi là HE 2359-2844 và HE 1256-2738, cả hai đều có bề mặt chứa lượng chì cao gấp 10.000 lần so với bề mặt của Mặt trời.
Trong đó, HE 2359-2844 cách khoảng cách 800 năm ánh sáng trong chòm sao Điêu khắc. Còn Ngôi sao HE 1256-2738 nằm cách khoảng 1.000 năm ánh sáng trong chòm sao Hydra.
Nguồn ảnh: Inverse |
Các nhà khoa học sử dụng các quan sát từ Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO) để xác định một số đặc điểm trong quang phổ của cả hai ngôi sao và phát hiện khí quyển hai hành tinh này chứa rất nhiều chì.
Chì là một trong những kim loại tự nhiên nặng nhất. Ở nhiệt độ khoảng 38.000 độ C, bề mặt của HE 2359-2844 và HE 1256-2738 nóng đến mức ba electron bị loại bỏ khỏi mọi nguyên tử chì. Các ion thu được tạo ra các vạch quang phổ đặc biệt, từ đó có thể đo được nồng độ chì trong khí quyển.
Sử dụng kỹ thuật tương tự, HE 2359-2844 cũng được phát hiện cho thấy có chứa thêm yttri và zirconium gấp mười nghìn lần so với trên Mặt trời.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực