Xem toàn bộ ảnh
Nằm trong khu đất rộng 3 mẫu ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa, Đình Chèm thuộc xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. |
Đình Chèm thờ đức Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung. |
Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVIII). |
Theo thần phả, Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (tên huý là Lý Thân) sinh ở làng Chèm vào thời Hùng Duệ Vương, với tài nghệ văn võ song toàn ông đã có công giúp vua Thục đánh thắng giặc Ai Lao, Chiêm Thành. |
Ông trở thành nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam sau khi có công lao giúp An Dương Vương chống giặc Tần rồi lại giúp nhà Tần chống giặc ngoại xâm Hung Nô. |
Trong đình vẫn còn rất nhiều cổ vật khác như lư hương bằng đồng ngàn năm tuổi rất quý hiếm, những bức hoành phi, câu đối mang đậm tính nghệ thuật đặc sắc vẫn được lưu giữ từ nhiều thế kỷ qua. |
Trên máng nước bằng đồng thau nguyên khối có dòng chữ Hán ghi niên đại Cảnh Hưng và Cảnh Thịnh cũng đã hơn 200 tuổi từ lần trùng tu lần năm 1792. |
Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. |
Các chi tiết chạm trổ công phu được khắc trực tiếp trên gỗ nguyên khối chứ không dùng keo để ghép dán. |
Ngôi đình trải qua nhiều lần sửa chữa, trùng tu vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Trong đó cuộc trùng tu vào thời Lê Trung Hưng là lần sửa chữa lớn nhất. |
Các chi tiết chạm trổ công phu được khắc trực tiếp trên gỗ nguyên khối chứ không dùng keo để ghép dán. |
Sau này khi qua đời, ông được nhà vua ban là Thượng Đẳng Phúc Thần Duệ hiệu Hy Khang Thiên Vương. Người dân trong vùng tôn vinh ông là Đức Thánh Chèm và dựng đền thờ ngay tại làng Chèm. |
Đặc sắc nhất ở Đình Chèm là cổng tam quan ngoài, có bốn cột đồng trụ cao vút trên bờ sông Hồng. Đình Chèm thực sự là một địa chỉ văn hóa đặc sắc, có sức hấp dẫn dân thập phương. |