Khám phá "ngựa thồ" thành công nhất của Không quân Nga

Khám phá "ngựa thồ" thành công nhất của Không quân Nga

(Kiến Thức) - Máy bay vận tải Il-76 được xem là "ngựa thồ" trên không thành công nhất trong lịch sử Không quân Liên Xô và Nga. 

Xem toàn bộ ảnh
Được phát triển vào đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, Ilyushin IL-76 là dòng máy bay vận tải quân sự chiến lược chủ lực của Không quân Liên Xô và Nga sau này. Cho đến nay vai trò của IL-76 hầu như không thay đổi khi vẫn là nền tảng máy bay quân sự chính của Nga từ vận tải đường không, trinh sát điện tử cho đến hỗ trợ nhân đạo. Trong ảnh là nguyên mẫu IL-76 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào ngày 25/3/1971. Nguồn ảnh: QQ.
Được phát triển vào đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, Ilyushin IL-76 là dòng máy bay vận tải quân sự chiến lược chủ lực của Không quân Liên Xô và Nga sau này. Cho đến nay vai trò của IL-76 hầu như không thay đổi khi vẫn là nền tảng máy bay quân sự chính của Nga từ vận tải đường không, trinh sát điện tử cho đến hỗ trợ nhân đạo. Trong ảnh là nguyên mẫu IL-76 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào ngày 25/3/1971. Nguồn ảnh: QQ.
Không chỉ nổi tiếng tại Nga,  máy bay vận tải IL-76 còn phục vụ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho cả mục đích dân sự. Trong ảnh là một chiếc IL-76 được cải tiến trở thành phương tiện cứu hỏa trên không. Nguồn ảnh: QQ.
Không chỉ nổi tiếng tại Nga, máy bay vận tải IL-76 còn phục vụ tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho cả mục đích dân sự. Trong ảnh là một chiếc IL-76 được cải tiến trở thành phương tiện cứu hỏa trên không. Nguồn ảnh: QQ.
Đề án phát triển "ngựa thồ bay" IL-76 được Cục thiết kế máy bay Ilyushin khởi động từ năm 1967 nhằm đáp ứng yêu cầu Không quân Liên Xô khi đó về một dòng máy bay vận tải quân sự mới thay thế cho những chiếc Antonov An-12. Mẫu máy bay vận tải mới phải có khả năng mang theo ít nhất 40 tấn hàng hóa với tầm hoạt động hơn 5.000km, ngoài ra nó cũng phải được thiết kế để có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Nguồn ảnh: QQ.
Đề án phát triển "ngựa thồ bay" IL-76 được Cục thiết kế máy bay Ilyushin khởi động từ năm 1967 nhằm đáp ứng yêu cầu Không quân Liên Xô khi đó về một dòng máy bay vận tải quân sự mới thay thế cho những chiếc Antonov An-12. Mẫu máy bay vận tải mới phải có khả năng mang theo ít nhất 40 tấn hàng hóa với tầm hoạt động hơn 5.000km, ngoài ra nó cũng phải được thiết kế để có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Nguồn ảnh: QQ.
Không quân Liên Xô bắt đầu đưa vào trang bị IL-76 từ năm 1974 và nó nhanh chóng trở thành máy bay vận tải quân sự chủ lực của nước này. Trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1991, IL-76 giúp Liên Xô thực hiện hơn 14.700 chuyến bay đến Afghanistan, vận chuyển 786.200 quân nhân và 315.800 tấn hàng hóa các loại, chiếm tới 89% khả năng không vận của Liên Xô tại Afghanistan. Nguồn ảnh: QQ.
Không quân Liên Xô bắt đầu đưa vào trang bị IL-76 từ năm 1974 và nó nhanh chóng trở thành máy bay vận tải quân sự chủ lực của nước này. Trong giai đoạn từ năm 1979 đến 1991, IL-76 giúp Liên Xô thực hiện hơn 14.700 chuyến bay đến Afghanistan, vận chuyển 786.200 quân nhân và 315.800 tấn hàng hóa các loại, chiếm tới 89% khả năng không vận của Liên Xô tại Afghanistan. Nguồn ảnh: QQ.
Một trong những biến thể khá nổi tiếng của IL-76 chính là Beriev A-50 dòng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không chủ lực của Không quân Nga và nhiều nước khác. Và cũng dựa trên A-50, Ilyushin tiếp tục cho ra đời Beriev A-100 tuy nhiên nó lại được phát triển dựa trên khung thân máy bay IL-476 biến thể hiện đại hóa của IL-76. Nguồn ảnh: QQ.
Một trong những biến thể khá nổi tiếng của IL-76 chính là Beriev A-50 dòng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không chủ lực của Không quân Nga và nhiều nước khác. Và cũng dựa trên A-50, Ilyushin tiếp tục cho ra đời Beriev A-100 tuy nhiên nó lại được phát triển dựa trên khung thân máy bay IL-476 biến thể hiện đại hóa của IL-76. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là các dòng máy bay chở khách thương mại lẫn vận tải quân sự do Ilyushin phát triển gồm IL-76, IL-96, IL-114 và IL-18. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là các dòng máy bay chở khách thương mại lẫn vận tải quân sự do Ilyushin phát triển gồm IL-76, IL-96, IL-114 và IL-18. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh biên đội máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tiếp nhiên liệu trên không từ một chiếc IL-78. Được biết, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia sử dụng IL-76 và các biến thể của nó như nền tảng máy bay quân sự chính của mình. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh biên đội máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tiếp nhiên liệu trên không từ một chiếc IL-78. Được biết, Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia sử dụng IL-76 và các biến thể của nó như nền tảng máy bay quân sự chính của mình. Nguồn ảnh: QQ.
Trái tim của một chiếc IL-76 chính là hệ thống động cơ phản lực Aviadvigatel PS-90-76 của nó với công suất lên tới 32.000lbf mỗi chiếc, cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 900km/h còn tầm hoạt động hiệu quả có nó lại tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà nó mang theo. Nguồn ảnh: QQ.
Trái tim của một chiếc IL-76 chính là hệ thống động cơ phản lực Aviadvigatel PS-90-76 của nó với công suất lên tới 32.000lbf mỗi chiếc, cho phép máy bay di chuyển với vận tốc 900km/h còn tầm hoạt động hiệu quả có nó lại tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà nó mang theo. Nguồn ảnh: QQ.
Sau hơn 40 năm hoạt động Nga bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa IL-76 với biến thể Il-76MD-90A (IL-476) và nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010. Cùng thời điểm đó hai nguyên mẫu IL-476 đầu tiên được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Ulyanovsk và đến năm 2014 biến thể này được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: QQ.
Sau hơn 40 năm hoạt động Nga bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa IL-76 với biến thể Il-76MD-90A (IL-476) và nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010. Cùng thời điểm đó hai nguyên mẫu IL-476 đầu tiên được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Ulyanovsk và đến năm 2014 biến thể này được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: QQ.
Thiết kế của IL-476 so với IL-76 không có nhiều sự thay đổi khi biến thể này chỉ tập trung vào việc nâng cấp trang thiết bị bên trong máy bay, thay đổi thiết kế buồng lái và cải tiến hệ thống động cơ PS-90. Nguồn ảnh: QQ.
Thiết kế của IL-476 so với IL-76 không có nhiều sự thay đổi khi biến thể này chỉ tập trung vào việc nâng cấp trang thiết bị bên trong máy bay, thay đổi thiết kế buồng lái và cải tiến hệ thống động cơ PS-90. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh của vận tải cơ IL-76 cũng gắn liền với lực lượng Đổ bộ Đường không Nga khi nó là dòng máy bay vận tải chính của lực lượng này, một chiếc IL-76 có thể mang theo tới 120 lính dù hoặc ít nhất ba xe bọc thép đổ bộ đường không BMD. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh của vận tải cơ IL-76 cũng gắn liền với lực lượng Đổ bộ Đường không Nga khi nó là dòng máy bay vận tải chính của lực lượng này, một chiếc IL-76 có thể mang theo tới 120 lính dù hoặc ít nhất ba xe bọc thép đổ bộ đường không BMD. Nguồn ảnh: QQ.
Màn trình diễn “voi đi bộ” của Không quân Nga dẫn đầu là IL-76, sau đó là An-12, A-50 và Tu-95. Nguồn ảnh: QQ.
Màn trình diễn “voi đi bộ” của Không quân Nga dẫn đầu là IL-76, sau đó là An-12, A-50 và Tu-95. Nguồn ảnh: QQ.
Chỉ tính riêng trong biên chế Không quân Nga hiện tại đã có hơn 100 chiếc IL-76 ở nhiều biến thể khác nhau, bên cạnh đó còn có 39 chiếc IL-476 được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng từ năm 2012 với giá trị lên tới 4 tỷ USD. Nguồn ảnh: QQ.
Chỉ tính riêng trong biên chế Không quân Nga hiện tại đã có hơn 100 chiếc IL-76 ở nhiều biến thể khác nhau, bên cạnh đó còn có 39 chiếc IL-476 được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng từ năm 2012 với giá trị lên tới 4 tỷ USD. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là một nguyên mẫu IL-476 trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là một nguyên mẫu IL-476 trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: QQ.

GALLERY MỚI NHẤT