Xem toàn bộ ảnh
Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Mọi người dân đi học, làm việc... ở phương xa đều trở về quê ăn Tết, sum họp gia đình. |
Vào dịp này, người Trung Quốc thường treo câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ trong nhà để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, đầm ấm và an lành. Trong đêm Giao thừa, người Trung Quốc đốt pháo hoa, được cho là giúp đẩy lùi những linh hồn xấu xa và đem lại may mắn. |
Đặc biệt, các gia đình treo chữ Phúc trong nhà, và treo ngược, bởi "Phúc đảo" đồng âm với từ "Phúc đáo", nghĩa là phúc tới nhà. |
Theo lịch Trung Quốc, mỗi năm tương ứng với một con vật. Vì vậy, người dân tránh ăn thịt hoặc chế biến các món ăn làm từ con vật đó dịp đầu năm. |
Mông Cổ là một trong số những quốc gia ở châu Á đón Tết âm lịch giống Việt Nam, Trung Quốc. Người Mông Cổ có phong tục độc đáo đón tết âm lịch. Theo đó, trước thời điểm Giao thừa, người Mông Cổ là rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa. |
Khi chuông đồng hồ điểm Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm. Trước tiên, họ pha trà rót chén đầu tiên rồi đem ra trước sân nhà vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ 2 sẽ dành để mời chủ nhà. Sau đó, lần lượt những chén trà tiếp theo được rót cho các thành viên khác trong gia đình. |
Hàn Quốc đón Tết âm lịch với những phong tục độc đáo như tẩy trần vào buổi tối trước giao thừa và mặc hanbok hay bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. |
Đặc biệt, người Hàn Quốc đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma trong đêm giao thừa. Thêm vào đó, theo quan niệm xưa, người Hàn Quốc không ai ngủ trong đêm Giao thừa vì nếu ngủ thì sáng hôm sau lông mi sẽ bạc trắng và đầu óc kém minh mẫn sau khi thức dậy. |
Vào sớm mồng 1 Tết âm lịch, người Triều Tiên sẽ thức dậy dậy sớm, ăn mặc đẹp nhất và ngồi quây quần bên bề trên lớn tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Sau đó, người cao tuổi nhất trong nhà đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. |
Vào ngày đầu tiên năm mới, người Triều Tiên sẽ ăn canh bánh gạo (Ttok-kuk) thì sẽ được thêm một tuổi. Bởi lẽ theo quan niệm của người dân nơi đây, tuổi mới của họ bắt đầu từ thời điểm kết thúc năm cũ, sang năm mới. |
Quốc đảo sư tử Singapore cũng đón Tết âm lịch trong 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng. Vào dịp này, Singapore tổ chức Lễ hội mùa xuân cùng với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn. |
Một trong những phong tục đón Tết âm lịch độc đáo ở Singapore đó là những người đã lập gia đình sẽ tặng lì xì cho những người thân chưa lập gia đình với ý nghĩa cầu cho đối phương may mắn. |