Khám phá tên gọi về địa danh Sa Đéc

Sa Đéc có thể là chợ sắt/chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi.

Khám phá tên gọi về địa danh Sa Đéc
Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh (tỉnh lỵ), thị xã Hồng Ngự cùng 9 huyện: Cao Lãnh (cùng tên thành phố), Hồng Ngự (cùng tên thị xã), Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò.
Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa địa danh Sa Đéc. Địa chí Đồng Tháp cho biết Sa Đéc có thể là chợ sắt/ chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Cách lý giải Sa Đéc là tên một vị thần được nhiều người ủng hộ hơn cả.
Kham pha ten goi ve dia danh Sa Dec
Làng hoa Sa Đéc.
Làng hoa Sa Đéc được biết đến là thủ phủ hoa, kiểng của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có truyền thống hơn 100 năm. Nơi đây chuyên cung cấp đủ loại hoa, kiểng cho khắp các địa phương lân cận. Những ngày giáp Tết, làng hoa Sa Đéc trở nên nhộn nhịp, rực rỡ hơn bao giờ hết, thu hút đông du khách tìm đến.
Theo Cổng TTĐT Đồng Tháp, di tích quốc gia nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc được xây dựng năm 1895, trùng tu lớn vào năm 1917, có lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Nơi đây còn được nhiều người biết đến với mối tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê và nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết "Người tình" (L'Amant) nổi tiếng.
Nằm tại TP Sa Đéc, chùa Kiến An Cung, hay chùa Ông Quách, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, có lối kiến trúc độc đáo, trang nghiêm. Cổng TTĐT Đồng Tháp cho biết chùa được khởi công xây dựng năm 1924, đến năm 1927 thì khánh thành.
Ngoài chùa Ông Quách, Sa Đéc còn có chùa Bà Thiên Hậu, hay Thất Phủ Thiên Hậu Cung, là địa điểm văn hóa tâm linh thu hút nhiều du khách. Theo Địa chí Đồng Tháp, cùng với tín ngưỡng thờ Quan Công, tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở đất Gia Định xưa đã có từ cuối thế kỷ 17. Chùa Bà Thiên Hậu ở Sa Đéc là một trong những di tích phản ánh tín ngưỡng này.
Từ lâu, địa danh Sa Đéc còn được nhiều người nhắc đến với đặc sản hủ tiếu Sa Đéc trứ danh. Những sợi hủ tiếu trong món ngon này được làm từ bột gạo Sa Đéc theo truyền thống trăm năm, kết hợp với nước dùng hầm xương ngọt thanh, những miếng thịt, tôm, lòng... hấp dẫn, cuốn hút người ăn.

Bật mí 3 loài chim trong logo các tỉnh

Có ý nghĩa đặc biệt gắn với đất và người địa phương, các loài chim này được chọn góp mặt trong logo tỉnh nhà.

Bật mí 3 loài chim trong logo các tỉnh
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh
Cổng TTĐT Đồng Tháp cho biết logo tỉnh có thể hiện loài chim sếu đầu đỏ đang múa, là hình ảnh của sự thanh bình, thịnh vượng, môi trường thiên nhiên trong lành. Ngoài ra, biểu trưng tỉnh Đồng Tháp còn cho thấy hình ảnh hoa sen, loài hoa đặc trưng của địa phương, trong đó cánh sen tượng trưng cho các thành phố, thị xã, huyện của tỉnh... Ảnh: Cổng TTĐT Đồng Tháp. 
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-2
Vào mùa khô hàng năm, khoảng tháng 1-6, du khách có thể đến vườn quốc gia Tràm Chim, nằm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để ngắm sếu đầu đỏ. Theo trang TTĐT đơn vị, sếu đầu đỏ còn gọi là sếu cổ trụi, sếu lớn phương Đông, có giá trị cao cả về thẩm mỹ và sinh học, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Ảnh: Mỹ An
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-3
Theo Cổng TTĐT Khánh Hòa, logo tỉnh có thể hiện hình ảnh chim yến, loài chim đặc trưng ở biển Nha Trang - Khánh Hòa. Ngoài ra, biểu trưng còn có hình ảnh Đảo Yến và làn nước biển trong xanh, sử dụng hai màu xanh nước biển đậm, nhạt làm chủ đạo, cho thấy nét đặc trưng tiêu biểu về vẻ đẹp và giá trị thiên nhiên, con người Khánh Hòa... Ảnh: Cổng TTĐT Khánh Hòa
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-4
Đảo Yến - Hòn Nội cách cảng Cầu Đá ở Nha Trang hơn 20 km về hướng đông nam, là điểm đến hút khách. Tại đây có đền thờ Tổ nghề yến sào Khánh Hòa, nơi nhắc nhở lịch sử hình thành và phát triển một ngành nghề quan trọng của địa phương, bày tỏ lòng tri ân của thế hệ sau với các bậc tiền bối. Ảnh: Nguyễn Vũ Duy Phương. 
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-5
Cổng TTĐT Quảng Nam cho biết logo tỉnh có hình tượng chim phụng đang tung cánh bay, tượng trưng truyền thống hiếu học của mảnh đất "Ngũ Phụng Tề Phi", do năm 1898, riêng Quảng Nam đã có 5 người đỗ tiến sĩ, phó bảng trong cùng một khoa thi. Phần đuôi chim phụng được cách điệu thành dòng sông Thu Bồn chảy dài xuyên suốt đất Quảng. Trung tâm logo là 2 di sản nổi tiếng: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Nam
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-6
Năm 1999, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Ngày nay, các di sản này đã trở thành những điểm đến thú vị, hấp dẫn du khách bậc nhất trên bản đồ du lịch miền Trung. Ảnh: Nghiêm Đình Chính
Bat mi 3 loai chim trong logo cac tinh-Hinh-7

Phố cổ Hội An nằm phía hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc TP Hội An, từng là một trong những thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á, thịnh đạt vào khoảng thế kỷ 17-18. Thánh địa Mỹ Sơn hiện thuộc huyện Duy Xuyên, nằm giữa một thung lũng núi non hùng vĩ, thâm nghiêm, tầm vóc có thể sánh với các di tích nổi tiếng khác trong khu vực Đông Nam Á như Angkor (Campuchia), Borobudur (Indonesia)... Ảnh: My Son Sanctuary 

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây có 3 thành phố

Không còn thị xã, đây là tỉnh đầu tiên ở miền Tây có đến 3 thành phố.

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây có 3 thành phố

Tinh dau tien o mien Tay co 3 thanh pho

Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên ở miền Tây có 3 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Trong đó, TP Hồng Ngự mới được thành lập gần đây trên cơ sở thị xã Hồng Ngự, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2020. Ảnh: Trang thông tin TP Hồng Ngự.

Tinh dau tien o mien Tay co 3 thanh pho-Hinh-2

Hồng Ngự tự hào là "thủ phủ cá tra Việt Nam", nơi có đặt biểu tượng cá tra. Theo tư liệu, vào khoảng những năm 1960, người dân Hồng Ngự bắt đầu thuần dưỡng cá tra từ sông Cửu Long, rồi bán khắp miền Tây. Về sau, cá tra trở thành hàng xuất khẩu đến hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

Chuyện cảm động về chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản

(Kiến Thức) - Đặt trước cửa ga Shibuya, Tokyo là bức tượng chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản có tên Hachiko. Mỗi ngày, hàng ngàn người đi ngang qua bức tượng và biết đến câu chuyện cảm động về Hachiko và người chủ.

Chuyện cảm động về chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản
Chuyen cam dong ve chu cho trung thanh noi tieng Nhat Ban
 Nhiều du khách Nhật Bản và thế giới khi ghé thăm thủ đô Tokyo đều ghé đến nhà ga Shibuya. Nguyên do là bởi trước cửa nhà ga này có đặt bức tượng chú chó trung thành nổi tiếng Nhật Bản có tên Hachiko.

Tin mới