Khám phá tên lửa không đối đất thành công nhất nước Mỹ

Khám phá tên lửa không đối đất thành công nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Với hàng nghìn quả được sử dụng trong chiến tranh, tỷ lệ bắn trúng 90%, AGM-65 Maverick được xem là tên lửa không đối đất thành công nhất của nước Mỹ.

Xem toàn bộ ảnh
 AGM-65 Maverick là một tên lửa không-đối-đất chiến thuật được thiết kế cho nhiệm vụ hỗ trợ cận chiến. Đây là dòng tên lửa dẫn đường chính xác được sản xuất rộng rãi nhất của phương Tây và có hiệu quả chống lại các mục tiêu chiến thuật, bao gồm xe bọc thép, công sự, các hệ thống phòng không, tàu mặt nước, các phương tiện dưới mặt đất và các kho chứa nhiên liệu.
AGM-65 Maverick là một tên lửa không-đối-đất chiến thuật được thiết kế cho nhiệm vụ hỗ trợ cận chiến. Đây là dòng tên lửa dẫn đường chính xác được sản xuất rộng rãi nhất của phương Tây và có hiệu quả chống lại các mục tiêu chiến thuật, bao gồm xe bọc thép, công sự, các hệ thống phòng không, tàu mặt nước, các phương tiện dưới mặt đất và các kho chứa nhiên liệu.
Được thiết kế và chế tạo bởi Hughes Missile System, việc phát triển tên lửa không đối đất AGM-65 kéo dài từ năm 1966 đến năm 1972, sau đó nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ trong tháng 8 năm 1972. Kể từ đó, nó đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và được sử dụng trên 25 máy bay các loại. Maverick từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, Yom Kippur, Iran-Iraq và chiến tranh Vùng Vịnh, cùng với những xung đột nhỏ khác.
Được thiết kế và chế tạo bởi Hughes Missile System, việc phát triển tên lửa không đối đất AGM-65 kéo dài từ năm 1966 đến năm 1972, sau đó nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ trong tháng 8 năm 1972. Kể từ đó, nó đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và được sử dụng trên 25 máy bay các loại. Maverick từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, Yom Kippur, Iran-Iraq và chiến tranh Vùng Vịnh, cùng với những xung đột nhỏ khác.
Lịch sử phát triển của Maverick bắt đầu vào năm 1965, khi Không quân Mỹ bắt đầu một chương trình để phát triển tên lửa thay thế cho AGM-12 Bullpup (ảnh) sử dụng trong chiến tranh Việt Nam vì tên lửa này tỏ ra lỗi thời và không hiệu quá. Từ năm 1966 đến năm 1968, Hughes Missile System và Rockwell cạnh tranh cho các hợp đồng xây dựng một tên lửa bắn-và-quên hoàn toàn mới với hiệu suất tốt hơn và tầm xa lớn hơn bất kỳ phiên bản AGM-12 Bullpup nào. Sau đó Hughes Missile Sytem đã thắng và nhận được hợp đồng trị giá 95 triệu USD để phát triển tên lửa AGM-65 Maverick.
Lịch sử phát triển của Maverick bắt đầu vào năm 1965, khi Không quân Mỹ bắt đầu một chương trình để phát triển tên lửa thay thế cho AGM-12 Bullpup (ảnh) sử dụng trong chiến tranh Việt Nam vì tên lửa này tỏ ra lỗi thời và không hiệu quá. Từ năm 1966 đến năm 1968, Hughes Missile System và Rockwell cạnh tranh cho các hợp đồng xây dựng một tên lửa bắn-và-quên hoàn toàn mới với hiệu suất tốt hơn và tầm xa lớn hơn bất kỳ phiên bản AGM-12 Bullpup nào. Sau đó Hughes Missile Sytem đã thắng và nhận được hợp đồng trị giá 95 triệu USD để phát triển tên lửa AGM-65 Maverick.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, nhiều phiên bản tên lửa AGM-65 Maverick đã được thiết kế và sản xuất, sử dụng các đầu dò bằng quang điện tử, laser, hồng ngoại, cảm biến CCD.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, nhiều phiên bản tên lửa AGM-65 Maverick đã được thiết kế và sản xuất, sử dụng các đầu dò bằng quang điện tử, laser, hồng ngoại, cảm biến CCD.
Tên lửa không đối đất AGM-65 có hai loại đầu đạn: một có một ngòi nổ chạm lắp ngay mũi; một đầu đạn hạng nặng trang bị ngòi nổ chậm, dùng dể thâm nhập vào các mục tiêu bằng động năng trước khi nổ.
Tên lửa không đối đất AGM-65 có hai loại đầu đạn: một có một ngòi nổ chạm lắp ngay mũi; một đầu đạn hạng nặng trang bị ngòi nổ chậm, dùng dể thâm nhập vào các mục tiêu bằng động năng trước khi nổ.
AGM-65 Maverick có thiết kế theo kiểu mô-đun, cho phép kết hợp giữa các loại đầu đạn và đầu dẫn khác nhau gắn vào phần động cơ tên lửa để sản xuất ra những phiên bản khác nhau. Nó có cánh delta dài và một thân hình trụ, tương tự AIM-4 Falcon và AIM-54 Phoenix.
AGM-65 Maverick có thiết kế theo kiểu mô-đun, cho phép kết hợp giữa các loại đầu đạn và đầu dẫn khác nhau gắn vào phần động cơ tên lửa để sản xuất ra những phiên bản khác nhau. Nó có cánh delta dài và một thân hình trụ, tương tự AIM-4 Falcon và AIM-54 Phoenix.
AGM-65 Maverick không thể tự động khóa mục tiêu, nó phải được khóa mục tiêu bởi phi công hoặc Sĩ quan điều khiển vũ khí (WSO), sau đó theo đường bay dẫn đến mục tiêu độc lập, cho phép bắn và quên.
AGM-65 Maverick không thể tự động khóa mục tiêu, nó phải được khóa mục tiêu bởi phi công hoặc Sĩ quan điều khiển vũ khí (WSO), sau đó theo đường bay dẫn đến mục tiêu độc lập, cho phép bắn và quên.
Ví dụ trên A-10 Thunderbolt II, video thu được từ đầu dẫn được chuyển đến một màn hình trong buồng lái, nơi các phi công có thể kiểm tra các mục tiêu và khóa trước khi phóng tên lửa. Tên lửa sẽ tự động nhận diện và khóa mục tiêu. Một khi tên lửa phóng, nó không yêu cầu phải hỗ trợ thêm bất cứ điều gì. Tuy nhiên trên phiên bản Maverick E không có chức năng bắn và quên do nó sử dụng đầu dò dẫn đường bằng laser bán chủ động.
Ví dụ trên A-10 Thunderbolt II, video thu được từ đầu dẫn được chuyển đến một màn hình trong buồng lái, nơi các phi công có thể kiểm tra các mục tiêu và khóa trước khi phóng tên lửa. Tên lửa sẽ tự động nhận diện và khóa mục tiêu. Một khi tên lửa phóng, nó không yêu cầu phải hỗ trợ thêm bất cứ điều gì. Tuy nhiên trên phiên bản Maverick E không có chức năng bắn và quên do nó sử dụng đầu dò dẫn đường bằng laser bán chủ động.
Tổng cộng có 10 phiên bản AGM-65 Maverick, trong đó phiên bản Maverick A đã lỗi thời và không còn sử dụng, Maverick C thì đã hủy trước khi chế tạo.
Tổng cộng có 10 phiên bản AGM-65 Maverick, trong đó phiên bản Maverick A đã lỗi thời và không còn sử dụng, Maverick C thì đã hủy trước khi chế tạo.
AGM-65A/B Maverick A/B sử dụng đầu dẫn quang điện tử ban ngày, AGM-65D/F/G Maverick D/F/G sử dụng đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại, AGM-65E Maverick E sử dụng đầu dẫn bằng laser bán chủ động và AGM-65H/J/K Maverick H/J/K sử dụng đầu dẫn bằng cảm biến CCD. Ảnh: AGM-65H Maverick H.
AGM-65A/B Maverick A/B sử dụng đầu dẫn quang điện tử ban ngày, AGM-65D/F/G Maverick D/F/G sử dụng đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại, AGM-65E Maverick E sử dụng đầu dẫn bằng laser bán chủ động và AGM-65H/J/K Maverick H/J/K sử dụng đầu dẫn bằng cảm biến CCD. Ảnh: AGM-65H Maverick H.
Có 2 loại đầu đạn sử dụng trên AGM-65 Maverick; đầu đạn nổ lõm WDU-20/B nặng 57kg được sử dụng trên Maverick A/B/D/H và đầu đạn xuyên nổ phá mảnh WDU-24/B nặng 136kg sử dụng trên Maverick E/F/G/J/K.
Có 2 loại đầu đạn sử dụng trên AGM-65 Maverick; đầu đạn nổ lõm WDU-20/B nặng 57kg được sử dụng trên Maverick A/B/D/H và đầu đạn xuyên nổ phá mảnh WDU-24/B nặng 136kg sử dụng trên Maverick E/F/G/J/K.
Thông số kỹ thuật cơ bản của AGM-65 Maverick; dài 2.5m, sải cánh 720mm, đường kính 300mm, trọng lượng từ 210kg đến 306 kg tùy phiên bản, tốc độ bay 1.150km/h, tầm bắn 25km. Ảnh: AGM-65E Maverick E.
Thông số kỹ thuật cơ bản của AGM-65 Maverick; dài 2.5m, sải cánh 720mm, đường kính 300mm, trọng lượng từ 210kg đến 306 kg tùy phiên bản, tốc độ bay 1.150km/h, tầm bắn 25km. Ảnh: AGM-65E Maverick E.
Maverick sử dụng lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 8 năm 1972 trên những chiếc F-4D/E và A-7 trong chiến tranh Việt Nam.
Maverick sử dụng lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 8 năm 1972 trên những chiếc F-4D/E và A-7 trong chiến tranh Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh Yom Kippur vào tháng 5 năm 1973, Israel đã sử dụng Maverick để tiêu diệt xe bọc thép của đối phương. Việc triển khai các phiên bản đầu tiên của Mavericks trong 2 cuộc chiến tranh này đã thành công do các điều kiện khí quyển thuận lợi, phù hợp với quang điện tử ban ngày. 99 tên lửa đã được bắn trong 2 cuộc chiến tranh, 84 trong số đó đã đánh trúng thành công mục tiêu.
Trong thời gian chiến tranh Yom Kippur vào tháng 5 năm 1973, Israel đã sử dụng Maverick để tiêu diệt xe bọc thép của đối phương. Việc triển khai các phiên bản đầu tiên của Mavericks trong 2 cuộc chiến tranh này đã thành công do các điều kiện khí quyển thuận lợi, phù hợp với quang điện tử ban ngày. 99 tên lửa đã được bắn trong 2 cuộc chiến tranh, 84 trong số đó đã đánh trúng thành công mục tiêu.
Vào tháng 8 năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait. Vào đầu năm 1991, Liên minh do Mỹ dẫn đầu thực hiện Chiến dịch Bão táp sa mạc, trong đó tên lửa Maverick đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các lực lượng Iraq ở Kuwait. Hơn 5.000 tên lửa Maverick được triển khai để tấn công các mục tiêu bọc thép. Phiên bản sử dụng biến nhất AGM-65D với đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại. Các báo cáo tỷ lệ trúng của Mavericks bởi Không quân Mỹ là 80-90%, trong khi đó của Thủy quân Lục chiến Mỹ là 60%. Maverick cũng được sử dụng một lần nữa ở Iraq trong cuộc chiến Iraq năm 2003, trong đó 918 tên lửa đã được bắn.
Vào tháng 8 năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait. Vào đầu năm 1991, Liên minh do Mỹ dẫn đầu thực hiện Chiến dịch Bão táp sa mạc, trong đó tên lửa Maverick đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các lực lượng Iraq ở Kuwait. Hơn 5.000 tên lửa Maverick được triển khai để tấn công các mục tiêu bọc thép. Phiên bản sử dụng biến nhất AGM-65D với đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại. Các báo cáo tỷ lệ trúng của Mavericks bởi Không quân Mỹ là 80-90%, trong khi đó của Thủy quân Lục chiến Mỹ là 60%. Maverick cũng được sử dụng một lần nữa ở Iraq trong cuộc chiến Iraq năm 2003, trong đó 918 tên lửa đã được bắn.

GALLERY MỚI NHẤT