Khám phá tên lửa “lạ” trên tiêm kích MiG-21 Việt Nam

Khám phá tên lửa “lạ” trên tiêm kích MiG-21 Việt Nam

(Kiến Thức) - Tồn tại nhiều điểm yếu khiến tên lửa không đối không K-5 không được biết đến nhiều so với K-13 được trang bị trên tiêm kích MiG-21 của KQND Việt Nam. 

Xem toàn bộ ảnh
Hiện nay, trên một trong các hiện vật tiêm kích MiG-21 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân, có một chiếc MiG lắp hai loại tên lửa. Ngoài tên lửa huyền thoại K-13 đã bắn hạ vô số máy bay chiến đấu Đế quốc Mỹ, thì loại còn lại là  tên lửa không đối không K-5. K-5 thường không được biết đến nhiều do những chiến công của K-13 (hay còn gọi là R-3, AA-2) đã khiến nó lu mờ hoàn toàn.
Hiện nay, trên một trong các hiện vật tiêm kích MiG-21 được trưng bày tại Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân, có một chiếc MiG lắp hai loại tên lửa. Ngoài tên lửa huyền thoại K-13 đã bắn hạ vô số máy bay chiến đấu Đế quốc Mỹ, thì loại còn lại là tên lửa không đối không K-5. K-5 thường không được biết đến nhiều do những chiến công của K-13 (hay còn gọi là R-3, AA-2) đã khiến nó lu mờ hoàn toàn.
Kaliningrad K-5 (NATO định danh là AA-1 Alkali, hay còn được gọi là RS-1U hoặc Pruduct ShM) là loại tên lửa không đối không có điều khiển thế hệ đầu của Không quân Liên Xô. Loại tên lửa này được phát triển từ năm 1951, phục vụ trong giai đoạn 1957-1977.
Kaliningrad K-5 (NATO định danh là AA-1 Alkali, hay còn được gọi là RS-1U hoặc Pruduct ShM) là loại tên lửa không đối không có điều khiển thế hệ đầu của Không quân Liên Xô. Loại tên lửa này được phát triển từ năm 1951, phục vụ trong giai đoạn 1957-1977.
Tên lửa không đối không K-5 có thể mang phóng trên các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-17, MiG-19, MiG-21, Su-9, Su-15, Yak-25K. Trong ảnh, tên lửa K-5 được lắp trên giá phóng tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu âm MiG-19.
Tên lửa không đối không K-5 có thể mang phóng trên các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-17, MiG-19, MiG-21, Su-9, Su-15, Yak-25K. Trong ảnh, tên lửa K-5 được lắp trên giá phóng tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu âm MiG-19.
Tên lửa K-5 bắt đầu được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Theo các tài liệu, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam biến thể K-5MS (hay còn gọi là K-51, RS-2US) có thể trang bị trên các tiêm kích MiG-19PMU, Su-9, MiG-21PFM/MF.
Tên lửa K-5 bắt đầu được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Theo các tài liệu, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam biến thể K-5MS (hay còn gọi là K-51, RS-2US) có thể trang bị trên các tiêm kích MiG-19PMU, Su-9, MiG-21PFM/MF.
Tên lửa không đối không K-5 dài 2,5m, đường kính thân 200mm, trọng lượng tổng thể 82,7kg. Trên thân đạn 4 cánh lái nhỏ gần đầu và 4 cánh lái lớn ở đuôi.
Tên lửa không đối không K-5 dài 2,5m, đường kính thân 200mm, trọng lượng tổng thể 82,7kg. Trên thân đạn 4 cánh lái nhỏ gần đầu và 4 cánh lái lớn ở đuôi.
Tên lửa được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn với 2 vòi phun đặt ở dọc thân đạn, tầm bắn 2-6km trên độ cao 5-20km, tốc độ bay 800m/s.
Tên lửa được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn với 2 vòi phun đặt ở dọc thân đạn, tầm bắn 2-6km trên độ cao 5-20km, tốc độ bay 800m/s.
Cận cảnh một trong hai vòi phun dọc thân đạn tên lửa K-5.
Cận cảnh một trong hai vòi phun dọc thân đạn tên lửa K-5.
Đáng ngạc nhiên, tên lửa đối không K-5 sử dụng hệ dẫn đường radar bán chủ động thay vì hồng ngoại như K-13. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm yếu chết người của K-5. Hệ thống dẫn đường radar trên máy bay thuộc thế hệ sơ khai, khó dẫn bắn, radar trên tiêm kích cũng bị hạn chế nhiều. Ngoài ra, Không quân Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp gây nhiễu radar chủ động, thụ động nên K-5 khó phát huy được hiệu quả.
Đáng ngạc nhiên, tên lửa đối không K-5 sử dụng hệ dẫn đường radar bán chủ động thay vì hồng ngoại như K-13. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm yếu chết người của K-5. Hệ thống dẫn đường radar trên máy bay thuộc thế hệ sơ khai, khó dẫn bắn, radar trên tiêm kích cũng bị hạn chế nhiều. Ngoài ra, Không quân Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp gây nhiễu radar chủ động, thụ động nên K-5 khó phát huy được hiệu quả.
Vì vậy, trong suốt thời gian tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc Việt Nam, tên lửa K-5 hầu như không được nhắc tới trong tài liệu lịch sử không quân. Sau này, tên lửa K-5 được Quân chủng PK-KQ cải tiến thành bia bay để phục vụ huấn luyện bắn đạn thật.
Vì vậy, trong suốt thời gian tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc Việt Nam, tên lửa K-5 hầu như không được nhắc tới trong tài liệu lịch sử không quân. Sau này, tên lửa K-5 được Quân chủng PK-KQ cải tiến thành bia bay để phục vụ huấn luyện bắn đạn thật.

GALLERY MỚI NHẤT