Khám phá tiêm kích siêu âm ít tiếng của Việt Nam

Khám phá tiêm kích siêu âm ít tiếng của Việt Nam

(Kiến Thức) - Dù cũng lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay địch nhưng có lẽ không nhiều người biết tới tiêm kích đánh chặn J-6 của KQND Việt Nam. 

Xem toàn bộ ảnh
Nhằm giúp đỡ Việt Nam chống lại hàng nghìn máy bay của Đế quốc Mỹ, tháng 2/1969, phía Trung Quốc đã chuyển giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng nhỏ  tiêm kích đánh chặn J-6 để thành lập Trung đoàn 925. Các tài liệu Việt Nam thì thường gọi chúng là MiG-19 vì vốn dĩ J-6 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở sao chép công nghệ mẫu MiG-19 của Liên Xô.
Nhằm giúp đỡ Việt Nam chống lại hàng nghìn máy bay của Đế quốc Mỹ, tháng 2/1969, phía Trung Quốc đã chuyển giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng nhỏ tiêm kích đánh chặn J-6 để thành lập Trung đoàn 925. Các tài liệu Việt Nam thì thường gọi chúng là MiG-19 vì vốn dĩ J-6 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở sao chép công nghệ mẫu MiG-19 của Liên Xô.
Trong các cuộc không chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc giai đoạn 1969-1972, các máy bay tiêm kích J-6 của Đoàn 925 đã bắn hạ được 9 máy bay Mỹ. Đặc biệt, trong trận đánh đầu tiên vào tháng 5/1972, các phi công Việt Nam điều khiển J-6 đã hạ đo ván hai chiếc tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ là F-4 Phantom II mà không chịu tổn thất nào.
Trong các cuộc không chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc giai đoạn 1969-1972, các máy bay tiêm kích J-6 của Đoàn 925 đã bắn hạ được 9 máy bay Mỹ. Đặc biệt, trong trận đánh đầu tiên vào tháng 5/1972, các phi công Việt Nam điều khiển J-6 đã hạ đo ván hai chiếc tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ là F-4 Phantom II mà không chịu tổn thất nào.
Ngày nay, các máy bay tiêm kích J-6 đã rời khỏi biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam và được đưa về các bảo tàng trưng bày. Ảnh: Tiêm kích J-6 số hiệu 6058 từng thuộc biên chế Đoàn 925 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. Đây là chiếc máy bay từng được ba phi công tên Sơn sử dụng để hạ ba chiếc F-4 của Mỹ.
Ngày nay, các máy bay tiêm kích J-6 đã rời khỏi biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam và được đưa về các bảo tàng trưng bày. Ảnh: Tiêm kích J-6 số hiệu 6058 từng thuộc biên chế Đoàn 925 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân. Đây là chiếc máy bay từng được ba phi công tên Sơn sử dụng để hạ ba chiếc F-4 của Mỹ.
Sao chép y nguyên mẫu MiG-19 của Liên Xô, J-6 được thiết kế cửa hút không khí động cơ ở đầu mũi. Thiết kế này tồn tại trên các nhiều dòng máy bay phản lực những năm sau CTTG 2 tới tận cuối những năm 1960.
Sao chép y nguyên mẫu MiG-19 của Liên Xô, J-6 được thiết kế cửa hút không khí động cơ ở đầu mũi. Thiết kế này tồn tại trên các nhiều dòng máy bay phản lực những năm sau CTTG 2 tới tận cuối những năm 1960.
Phần đuôi của J-6 được mở rộng chứa hai động cơ tuốc bin phản lực WP-6A (sao chép mẫu RD-9B của Liên Xô) cung cấp lực đẩy 36,78 kN/chiếc cùng lượng nhiên liệu 1,8 tấn.
Phần đuôi của J-6 được mở rộng chứa hai động cơ tuốc bin phản lực WP-6A (sao chép mẫu RD-9B của Liên Xô) cung cấp lực đẩy 36,78 kN/chiếc cùng lượng nhiên liệu 1,8 tấn.
Với hai động cơ, J-6 cho tốc độ bay vượt âm thanh 1.540km/h, tầm bay chiến đấu 2.200km, trần bay 17,9km, tốc độ leo cao 180m/s. J-6 là tiêm kích đánh chặn siêu âm đầu tiên của Trung Quốc, cũng như MiG-19 là máy bay chiến đấu siêu âm đầu tiên của Liên Xô.
Với hai động cơ, J-6 cho tốc độ bay vượt âm thanh 1.540km/h, tầm bay chiến đấu 2.200km, trần bay 17,9km, tốc độ leo cao 180m/s. J-6 là tiêm kích đánh chặn siêu âm đầu tiên của Trung Quốc, cũng như MiG-19 là máy bay chiến đấu siêu âm đầu tiên của Liên Xô.
J-6 được thiết kế buồng lái một chỗ ngồi, trang bị điện tử hàng không hầu như rất đơn giản, không có radar trinh sát/dẫn bắn. Phải tới các biến thể cải tiến sau này như J-6III thì mới được trang bị radar.
J-6 được thiết kế buồng lái một chỗ ngồi, trang bị điện tử hàng không hầu như rất đơn giản, không có radar trinh sát/dẫn bắn. Phải tới các biến thể cải tiến sau này như J-6III thì mới được trang bị radar.
Sải cánh J-6 khoảng 9,2m. Trên cánh có 4 điểm treo nhưng chỉ mang được thùng nhiên liệu phụ hoặc bom, rocket không điều khiển.
Sải cánh J-6 khoảng 9,2m. Trên cánh có 4 điểm treo nhưng chỉ mang được thùng nhiên liệu phụ hoặc bom, rocket không điều khiển.
Cũng như MiG-19 đời đầu Liên Xô, J-6 thời này chưa mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt mà phải tới các bản cải tiến về sau. Các tài liệu Lịch sử Quân sự Việt Nam có nghi nhận việc Việt Nam trang bị cải tiến cho J-6 tên lửa SA-7 biến thể không đối không nhưng không hiệu quả trong chiến đấu.
Cũng như MiG-19 đời đầu Liên Xô, J-6 thời này chưa mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt mà phải tới các bản cải tiến về sau. Các tài liệu Lịch sử Quân sự Việt Nam có nghi nhận việc Việt Nam trang bị cải tiến cho J-6 tên lửa SA-7 biến thể không đối không nhưng không hiệu quả trong chiến đấu.
Hỏa lực chủ yếu của tiêm kích đánh chặn J-6 gồm 3 khẩu pháo 30mm Type-30 với một khẩu được bố trí dưới mũi, hai khẩu ở gốc cánh. Khẩu dưới mũi có cơ số đạn 50 viên.
Hỏa lực chủ yếu của tiêm kích đánh chặn J-6 gồm 3 khẩu pháo 30mm Type-30 với một khẩu được bố trí dưới mũi, hai khẩu ở gốc cánh. Khẩu dưới mũi có cơ số đạn 50 viên.
Khẩu ở hai gốc cánh cơ số đạn 70 viên. Tốc độ bắn của pháo xét trên lý thuyết là 850-1.000 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 780m/s. Nhìn chung, pháo của J-6 hay MiG-17 mà không quân ta nhận năm 1965 chỉ hiệu quả dưới 1km, phù hợp không chiến quần vòng, cự ly gần.
Khẩu ở hai gốc cánh cơ số đạn 70 viên. Tốc độ bắn của pháo xét trên lý thuyết là 850-1.000 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 780m/s. Nhìn chung, pháo của J-6 hay MiG-17 mà không quân ta nhận năm 1965 chỉ hiệu quả dưới 1km, phù hợp không chiến quần vòng, cự ly gần.

GALLERY MỚI NHẤT