Khám phá vật liệu chế tạo máy bay tàng hình

(Kiến Thức) - Đây là một loại máy bay quân sự, nhưng không phải tàng hình kiểu mắt thường không thể nhìn thấy mà chỉ là đối phó với sóng radar. 

Khám phá vật liệu chế tạo máy bay tàng hình
Kham pha vat lieu che tao may bay tang hinh
 
Đây là một loại máy bay quân sự, nhưng không phải tàng hình kiểu mắt thường không thể nhìn thấy mà chỉ là đối phó với sóng radar. Một nhược điểm lớn của radar đó là nó chỉ phát hiện ra đối phương khi sóng phản xạ (phản xạ lại từ đối phương) cùng phương với sóng tới (là sóng mà radar phát ra) và nếu mặt cát tán xạ trên máy bay càng nhỏ thì khả năng phát hiện của radar càng thấp. 
Dựa vào nhược điểm này, loại máy bay được thiết kế để có thể tàng hình được là do áp dụng một số các kỹ thuật như tàng hình phần khung và vỏ ngoài máy bay, vật liệu sơn ngoài làm tàng hình bề mặt, ngoại hình có kết cấu tàng hình, kết hợp với kỹ thuật làm giảm bức xạ hồng ngoại, giảm thanh, và làm nhiễu điện tử. Vật liệu chế tạo làm tàng hình vỏ ngoài và khung máy bay thường là những loại vật liệu phức hợp có tính chất cứng, trọng lượng nhẹ và có khả năng hấp thụ được sóng radar. 
Để thu được hiệu quả tàng hình cao nhất, một số loại máy bay còn sơn toàn bộ bề mặt ngoài với một lớp sơn tàng hình bằng bột mịn Niken Coban hoặc kim loại và kim loại đã oxy hoá. Lớp sơn này có thể làm tổn hao sóng radar chiếu xạ lên máy bay, có tác dụng làm “trong” sóng. Ngoài ra, còn có một chất liệu muối kiềm có thể nhanh chóng chuyển sóng radar chiếu tới thành nhiệt năng mà không sinh ra sóng phản xạ.  
Ngoài chất liệu tàng hình, máy bay tàng hình còn có một mấu chốt quan trọng là kết cấu ngoại hình đặc biệt. Thông thường, thân máy bay có hình trụ tròn và thân, cánh, đuôi tạo thành một kết cấu liên tiếp, tuy nhiên, các nhà thiết kế máy bay tàng hình đã phát hiện ra rằng nếu biến đổi hình trụ tròn của thân máy bay thành hình mặt cắt, hình chóp, chóp nhọn, hoặc biến đổi một số bộ phận, kết cấu để có thể phá vỡ tác dụng của sóng phản hồi do radar sinh ra, làm cho sóng phản hồi đó yếu đi, thậm chí hầu như không có. 
Máy bay tàng hình ngoài nhiệm vụ tàng hình với radar còn phải tàng hình với máy thăm dò hồng ngoại và được bổ sung các thiết bị hút âm, giảm thanh để giải quyết vấn đề tiếng ồn sinh ra trong quá trình bay.

Israel bán radar bắt máy bay tàng hình cho ai?

(Kiến Thức) - Hãng IAI Israel sẽ cung cấp hệ thống radar bắt máy bay tàng hình thuộc gia đình ULTRA cho khách hàng giấu tên.

Israel bán radar bắt máy bay tàng hình cho ai?
Theo Defense-update cho biết, hãng IAI của Israel sẽ giới thiệu radar bắt máy bay tàng hình này tại triển lãm hàng không Paris 2015 sắp diễn ra. 
Các nguồn tin cho biết, loại radar này là phiên bản mới thuộc đại gia đình "mắt thần" ULTRA có tần số hoạt động UHF được Công ty con ELTA Systems Group của IAI phát triển. Đây là loại radar được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu động trên không, bao gồm cả các máy bay tàng hình, các tên lửa, máy bay không người lái và  tên lửa đạn đạo ở tầm rất xa, từ đó đem lại những cảnh báo cho hệ thống tác chiến.

Trung Quốc khoe khí tài phát hiện máy bay tàng hình Mỹ

(Kiến Thức) - Tại triển lãm Bắc Kinh, công ty A-Star đã giới thiệu hàng loạt khí tài trinh sát có khả năng phát hiện máy bay tàng hình Mỹ như F-22, B-2.

Trung Quốc khoe khí tài phát hiện máy bay tàng hình Mỹ
Trung Quoc khoe khi tai phat hien may bay tang hinh My
Công ty Công nghiệp Hàng không A-Star ở Giang Tô (Trung Quốc) mới đây đã giới thiệu loạt khí tài trinh sát hàng không có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-22, B-2 của Mỹ tại triển lãm công nghệ quân sự - dân sự Bắc Kinh. 

Cận cảnh một chuyến bay của "hổ mang chúa" Su-30MK2

(Kiến Thức) - Trung đoàn không quân 923 (Thọ Xuân, Thanh Hóa) là đơn vị được trang bị chiến đấu cơ Su-30MK2 hiện đại và được đưa vào huấn luyện, SSCĐ từ năm 2011.

Cận cảnh một chuyến bay của "hổ mang chúa" Su-30MK2
Can canh mot chuyen bay cua
 Dù mới đưa các chiến đấu cơ Su-30MK2 rất hiện đại vào phục vụ từ năm 2011. Nhưng đến nay, nhờ tích cực đổi mới phương pháp trong huấn luyện bay, nên đã nâng cao trình độ chỉ huy bay và phối hợp chiến đấu không đối không, không đối đất cho các phi công trong các điều kiện khí tượng bay ứng dụng chiến đấu ban ngày, ban đêm, bay trên biển, bay biển xa... Đồng thời tăng cường huấn luyện kỹ thuật lái, dẫn đường và bay nâng cấp cho phi công mới. Điểm nổi bật là Trung đoàn 923 đã ưu tiên nâng cao trình độ của phi công mũi nhọn, phi công trẻ, đào tạo giáo viên, phi công làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu. 

Tin mới