Khám phá vĩ nhân từ nô lệ trở thành vua một cõi

Lịch sử của Venezuela, khoảng năm 1552 - 1555, có ghi lại cuộc cách mạng giải phóng nô lệ nổi tiếng ở Tân thế giới.

Lãnh đạo cuộc nổi dậy này là Miguel de Buria, người đã mang lại tự do cho mình và những nô lệ bị áp bức khác.

Thoát đời nô lệ

Kham pha vi nhan tu no le tro thanh vua mot coi

Ít người biết về nguồn gốc của Miguel de Buria, ngoại trừ một điều ông là nô lệ người châu Phi ở San Juan, Puerto Rico, được mang đến Venezuela để bán. Một số tài liệu cho rằng, ông sinh vào khoảng năm 1510, dù là nô lệ nhưng ông có cốt cách của một… quân vương.

Các chủ nô đưa ông đến tỉnh Yaracuy, làm việc ở mỏ vàng Real de Minas de San Felipe de Buria, nơi mà ông nghĩ sẽ phải lao động khổ sai trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, mọi chuyện không như vậy.

Vào thế kỷ thứ 16, những nô lệ được người Bồ Đào Nha mua và bán lại cho người Tây Ban Nha sử dụng trên khắp Tân thế giới. Theo nhà nhân loại học Angelina Pollack, thời đó ở Venezuela có khoảng 100.000 nô lệ được đưa từ châu Phi đến làm việc trong các đồn điền ca cao, mía và các mỏ do hoàng gia Tây Ban Nha khai thác.

Trong số những mỏ này, nổi tiếng nhất là mỏ Real de Minas de San Felipe de Buria, sử dụng cả nô lệ người Phi và người bản địa Jirajara, khai thác kim loại quý từ đất.

Như những nô lệ ở đây, Miguel de Buria cũng không tránh khỏi bị hành hạ, làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nhưng ông luôn có ý chí phản kháng.

Một hôm, viên đốc công người Tây Ban Nha mang ông ra trừng phạt để làm gương cho các nô lệ khác. Điều mà ông ta không ngờ tới là Miguel de Buria cướp lấy thanh gươm, khống chế ông ta. Cùng một số nô lệ khác, ông chạy đến vùng núi Cordillera de Merida và bắt đầu thành lập vương quốc của riêng mình.

Miguel tổ chức lực lượng, trang bị vũ khí cho các nô lệ, rồi quay lại các mỏ ở San Felipe, kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại người Tây Ban Nha. Hầu hết đội quân bảo vệ ở các mỏ đều bị giết trong các cuộc tấn công. Một ít được tha chết để kể lại cho mọi người biết về cuộc nổi dậy này.

Lập vương quốc

  Kham pha vi nhan tu no le tro thanh vua mot coi-Hinh-2
Một số sử liệu ước tính lực lượng của Miguel gồm khoảng 1.500 người Phi, người lai và thổ dân Jirajara trốn khỏi mỏ.

Các sử gia đã không thành công trong việc xác định vị trí Vương quốc Buria của Miguel, nhưng nhiều người tin rằng nó ở một nơi nào đó gần thành phố Barquisimeto, hoặc gần thành phố tự trị Nirgua thuộc bang Uaracuy hiện nay.

Các tài liệu khác mô tả nó nằm ở một vị trí chiến lược kín đáo, tận dụng những chướng ngại thiên nhiên, địa hình đá núi để phong tỏa các lối vào.

Bên trong những bức tường thành bằng đá kiên cố, Miguel tự xưng là vua, phong người yêu của ông, Guiomar, làm hoàng hậu, và con trai làm hoàng tử.

Những nô lệ được tự do theo ông trong thời kỳ đầu cuộc nổi dậy cũng trở thành những lãnh đạo giúp ông cai trị. Vua Miguel hy vọng xây dựng ở vương quốc một nền văn minh theo tầm nhìn của ông. Tiếng tăm của vua Miguel vang dội khắp vùng, khi ông cùng đội quân từng là nô lệ tiếp tục tổ chức các cuộc đột kích vào những đồn điền và mỏ khác ở tỉnh Yaracuy.

Với người Tây Ban Nha, ông là một kẻ khủng bố sát nhân, gây bạo loạn, nhưng với những nô lệ người Phi và thổ dân bị áp bức, ông là người giải phóng, cứu rỗi linh hồn cho họ.

Miguel xây dựng mối liên minh vững chắc với các dân tộc bản địa trên khắp Venezuela. Họ tập họp lực lượng, tìm cách chiếm Barquisimeto và El Tocuyo nhằm giáng một đòn chí tử vào người Tây Ban Nha, làm tê liệt hệ thống cai trị trong vùng.

Đa số vũ khí của đội quân Miguel là cung tên của thổ dân và những cây giáo, kiếm bằng kim loại thu được trong các trận đánh vào các khu mỏ. Năm 1554, vua Miguel thành công trong đợt tấn công vào thành phố Barquisimeto, giết chết một số quan chức Tây Ban Nha và phá hủy nhiều công sở.

Đi vào lịch sử

Hoạt động của lực lượng nổi dậy khiến chính quyền thuộc địa ở Venezuela vô cùng giận dữ. Quân tăng viện Tây Ban Nha ở Yocuyo được gửi tới Nueva Segovia de Barquisimeto, mở cuộc tấn công chống lại Vương quốc Buria của Miguel. Do đại úy Diego Losada chỉ huy, đội quân tìm cách xâm nhập lãnh thổ của Miguel.

Họ bắt giữ một nô lệ được giải phóng, buộc người này phải dẫn đường vào thành trì của vương quốc. Khi phát hiện kẻ địch xâm nhập, Miguel huy động tổng lực để nghênh chiến. Cả hai toán quân chạm trán tại lối vào vương quốc.

Losada và binh lính của ông thiện chiến hơn, đẩy lùi đội quân của Miguel họ vào sâu trong thành phố. Đó là năm 1555. Trong một trận chiến dữ dội, vua Miguel tử trận.

Sau khi Miguel chết, đồng minh của ông và những nô lệ được giải phóng không còn hy vọng gì trong cuộc chiến này nữa. Một số người đã chạy trốn khỏi chiến địa. Cuối cùng, thành trì của Miguel thất thủ. Hầu hết nô lệ trước đây bị săn đuổi, bắt lại. Những người kháng cự đều bị giết, riêng phụ nữ và trẻ con bị đưa trở lại vào các đồn điền ở Venezuela.

Trong số những người phải quay lại kiếp nô lệ là hoàng hậu của Miguel và con trai của ông. Mặc dù thua trận, người Jirajara vẫn tiếp tục kháng chiến trong nhiều thập niên nữa, dẫn đến việc người Tây Ban Nha phải từ bỏ các mỏ và đồn điền trong khu vực.

Mặc dù cuộc kháng chiến của Vua Miguel chỉ kéo dài trong ba năm, di sản của ông vẫn tiếp tục được lưu truyền trong dân gian ở châu Mỹ Latinh.

Những sự kiện trở thành bước ngoặc lịch sử xảy ra năm Tuất

(Kiến Thức) - Nhiều sự kiện lịch sử nổi bật xảy ra trong các năm Tuất (1922, 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994...) có tác động lớn đến tình hình chính trị - văn hóa - xã hội thế giới. Trong đó, có sự kiện trở thành bước ngoặt lịch sử.

Một trong những sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra năm 1922 là việc lần đầu tiên phát hiện lăng mộ của vị pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập Tutankhamun ở Thung lũng của các vị vua. Đây được coi là một trong những phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất thế giới.
 Một trong những sự kiện lịch sử quan trọng xảy ra năm 1922 là việc lần đầu tiên phát hiện lăng mộ của vị pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập Tutankhamun ở Thung lũng của các vị vua. Đây được coi là một trong những phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất thế giới.

12 sự thật điên rồ nhất từng xảy ra trong lịch sử nhân loại

Những điều kỳ quặc dưới đây khiến bạn có thể không tin nổi, nhưng sự thực thì nó hoàn toàn đúng và đã xảy ra trong lịch sử nhân loại.

Đại dịch "Cái chết đen" lan rộng một phần do Đức giáo hoàng

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai
 

Đức giáo hoàng Gregory IX đã nói với các tông đồ của ông rằng loài mèo có mối liên hệ mật thiết với quỷ dữ, và thế là người người nhà nhà ra sức giết sạch mèo. Vì không có thiên địch, nên số lượng chuột như bùng nổ, dịch hạch lây lan và không lâu sau đó trở thành đại dịch "Cái chết đen"...

Napoleon từng bị… thỏ tấn công

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-2
 

Thời còn tại vị, hoàng đế Pháp rất thích việc săn bắn. Tư lệnh của Napoleon đã nhốt hàng trăm con thỏ để ông săn. Tuy nhiên khi những con thỏ này được thả ra khỏi lồng, thay vì chạy trốn, chúng lại quây lấy hoàng đế và khiến ông bỏ chạy vì hoảng sợ.

Răng lính tử trận được dùng làm răng giả

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-3
 

Công nghệ răng giả có từ ngày xưa, và nó được làm từ gì bạn biết không? Chính là răng của những người lính tử trận, nó sẽ được gắn vào lợi nhân tạo và đem bán cho người sống cần sử dụng.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan từng là… nhân viên cứu hộ

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-4
 

Trước khi đắc cử Tổng thống, Ronald Reagan từng là một nhân viên cứu hộ. Ông đã từng cứu 77 người tại một bể bơi địa phương.

Các nô tì thời Ai Cập cổ đại phải bôi mật ong khắp người

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-5
 

Mục đích của việc này là để thu hút côn trùng, không cho chúng đốt hay bâu vào người Pharaoh. Nhưng may mắn mật ong có tính kháng khuẩn, lại là mật ong chính hiệu không pha trộn nên những nô tì này sở hữu làn da có khi còn đẹp hơn tầng lớp vua chúa, quý tộc.

Xác ướp Guanajuato trông đều sợ hãi, hoảng hốt

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-6
 

Khi khai quật và phát hiện những xác ướp còn nguyên từ ngày xưa, các nhà khảo cổ thấy tất cả đều có gương mặt hoảng hốt, mới đầu họ tưởng rằng nguyên nhân là do sự sợ hãi cực độ khi bị chôn sống. Nhưng thật ra những xác ướp này là nạn nhân của bệnh dịch tả năm 1833. Họ được ướp xác tự nhiên nhờ khí hậu khô hạn.

Quân đội Áo tự tấn công mình

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-7
 

Năm 1788, phe Áo đã lên kế hoạch đánh Đế chế  Ottoman gần thành phố Karansebes. Tuy nhiên, hai tốp binh lính khác nhau đã nhầm tưởng đối phương là quân Ottoman nên cả hai bên đã xả súng vào nhau, kết quả khiến 10.000 binh lính thiệt mạng. Hai ngày sau, quân Ottoman đã chiếm trọn thành phố mà chẳng tốn chút sức lực nào.

Vào thế kỷ 17, giới đại gia từng ăn thịt đồng loại của mình

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-8
 

Bởi họ cho rằng việc ăn thịt đồng loại có thể chữa được bách bệnh. Không rõ số lượng người bị làm hại là bao nhiêu, nhưng rõ ràng việc làm này hoàn toàn vô nghĩa.

Cây nấm “khủng” nhất thế giới ở Oregon có tuổi thọ lên đến 2.400 năm

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-9
 

Đây là cây nấm có tuổi thọ lớn nhất trên thế giới, bộ rễ của cây nấm này tỏa rộng hơn 3 dặm mét vuông đất.

Quốc hội Iceland là quốc hội lâu đời nhất trên thế giới

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-10
 

Quốc hội nước này được thành lập từ hồi năm 930. Quả là con số ấn tượng đúng không nào?

Tinh trùng hải ly được xem như thuốc tránh thai

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-11
 

Chưa biết thực hư ra sao, nhưng phụ nữ thời xưa phải uống tinh trùng hải ly như một biện pháp tránh thai. Bạn có cảm thấy mừng vì thời hiện đại ngày nay có rất nhiều các biện pháp dễ chịu hơn cho bạn lựa chọn?

Thân sinh của Pharaoh Tutankhamun là anh em ruột

12 su that dien ro nhat tung xay ra trong lich su nhan loai-Hinh-12
 
Kết quả xét nghiệm DNA đã chứng minh cha mẹ của vị hoàng đế Ai Cập này đều do một cha một mẹ sinh ra. Chính là anh em ruột lấy nhau.

Tin mới