Khám phá vùng đất nhắc đến hết thảy người Nhật đều run

Hải Lâm (Aokigahara) của Nhật Bản, là một địa danh mà mỗi khi nhắc đến hết thảy người Nhật đều run: rừng quyên sinh.

Một đoạn video gây tranh cãi trong cộng đồng mạng khi nó được đưa lên bởi ngôi sao mạng trực tuyến YouTube -Logan Paul đã cho thấy rõ mồn một hình ảnh một tử thi treo vất vưởng trên một cành cây bên trong Hải Lâm (Aokigahara) của Nhật Bản, nó cũng là một địa danh mà mỗi khi nhắc đến hết thảy người Nhật đều run: rừng quyên sinh.

Video đã làm kích hoạt một phản ứng dữ dội từ phía những người đang điều trị sau khi họ có ý định quyên sinh cùng những bệnh nhân tâm thần tại một đất nước nơi mà tỷ lệ tự tử cao so với nhiều quốc gia khác trong thế giới phát triển. Logan Paul đã đăng một dòng xin lỗi sau khi có những chỉ trích mạnh mẽ từ mạng xã hội.

“Rừng quyên sinh”

Nơi Logan Paul bấm máy quay đoạn video có tên là Hải Lâm (cánh rừng Aokigahara). Bà Karen Nakamura, giáo sư nhân chủng học tại Đại học California, Berkeley (UCB), lên tiếng giải thích: "Hải Lâm được biết đến như là nơi để người ta chọn đến giải pháp quyên sinh. Đó là lý do tại sao không khó để bắt gặp cảnh xác chết ở đó". Trong phần giới thiệu trên đoạn video gốc, Logan Paul phủ nhận anh đăng video nhằm mục đích kiếm tiền hay vì những lý do nào khác.

Tấm biển nhắc nhở đặt ngay lối vào Hải Lâm (Aokigahara forest) nhằm đề nghị du khách chớ liều mình.
 Tấm biển nhắc nhở đặt ngay lối vào Hải Lâm (Aokigahara forest) nhằm đề nghị du khách chớ liều mình.

Hải Lâm (Aokigahara forest), đó là một cánh rừng rậm bạt ngàn, xanh mướt mắt nằm ở rìa ngọn núi Phú Sỹ, nơi đây cách thủ đô Tokyo độ 2 giờ lái xe về hướng Tây. Ngay cửa rừng đã chình ình một tấm bảng nhắc nhở người vào rừng rằng "cuộc sống quý giá".

Tấm biển có các dòng chữ viết bằng tiếng Nhật, đại khái như: "Hãy dành hơn một phút yên lặng để nghĩ về cha mẹ, anh chị em hay con cái. Đừng hủy hoại bản thân, trước hết hãy rời khỏi khu rừng".

Hải Lâm khét tiếng đen tối trong suốt hàng thập niên qua. Nó được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết viết vào năm 1960 bởi tác giả người Nhật Bản-Seicho Matsumoto, kể về một con nghiện heroine đã tự tử trong cánh rừng già. Hay gần đây hơn là một bộ phim kinh dị Mỹ công chiếu hồi năm 2016 mang tiêu đề "Cánh rừng tự sát" ("The Forest").

Theo báo cáo của chính quyền địa phương: "Khoảng 100 người từ các nơi khác đã chọn Hải Lâm là nơi để sang thế giới bên kia trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến năm 2015". Theo số liệu của Bộ Phúc lợi, Lao động và Y tế Nhật Bản (MHLW) thì trên toàn nước Nhật, chỉ riêng trong năm 2015 đã có tổng cộng 24.000 vụ tự vẫn.

Từ lâu các chuyên gia đang tìm hiểu xem lý do vì sao người ta lại chọn quyên sinh trong rừng. 3 thập kỷ trước, một nhà tâm thần học người Nhật đã phỏng vấn một số các nạn nhân chết hụt ở Hải Lâm và ra được câu trả lời rằng "họ tin là mình sẽ nhẹ nhàng sang thế giới bên kia mà không bị ai phát hiện".

Nhà tâm thần học, TS Yoshitomo Takahashi, cho rằng, phim ảnh và những báo cáo truyền thông đóng một vai trò quan trọng. Một số nạn nhân từ các tỉnh thành khác đã lặn lội tìm đến Hải Lâm bởi vì họ muốn "ra đi" cùng với những người đồng cảnh ngộ", ông Takahashi viết.

GS Nhân chủng học Karen Nakamura chỉ ra rằng nghiên cứu của nhà nhân chủng học Chikako Ozawa-de-Silva của Đại học Emory (Georgia, Mỹ) về khuynh hướng thành lập các diễn đàn trực tuyến kêu gọi quyên sinh ở Nhật Bản. Theo bà Ozawa-de Silva, internet đã cung cấp một lối thoát cho những ai muốn tìm kiếm các kết nối xã hội, nhất là những ai ngán sợ sự cô đơn và ao ước "ra đi cùng những người khác".

Bà Karen Nakamura nhận thấy có gì đó tương tự như những cái chết ở Hải Lâm, bà nhận xét: "Nhiều người chọn Hải Lâm để liều mình, chí ít họ nghĩ sẽ được "bầu bạn" với ai đó".

Tâm sự của nạn nhân chết hụt

Năm 2009, hãng tin CNN (Mỹ) trước đó đã phỏng vấn một quý ông trung niên khi ông này có ý định thác ở Hải Lâm. Chỉ khai tên là Taro, giấu biệt họ của mình, người đàn ông giải thích: "Tôi không còn thiết sống nữa. Tôi không còn là chính tôi, tôi muốn từ giã thế gian này. Đó là lý do để tôi đến với Hải Lâm". Trước đó, sau khi bị sa thải trong ngành sản xuất thép, Taro đã mua vé tàu cao tốc 1 chiều để đến Hải Lâm.

Lúc đến Hải Lâm, Taro cắt đứt cổ tay, nhưng vết thương đó không làm ông chết. Ông đổ sụp, suýt chết vì mất nước, đói và đông cứng toàn thân và may mắn được một người đi rừng tìm thấy và được cứu sống. Qua nhiều năm, ông đã có một số hoạt động nhằm nỗ lực giảm bớt hiện tượng tự sát trong rừng quyên sinh và trên toàn quốc.

Ông Imasa Wanatabe từ chính quyền tỉnh Yamanashi, giải thích: "Chính quyền địa phương đã thiết lập các camera an ninh ngay tại các cửa rừng, nhằm hy vọng theo dõi ai đó đi sâu vào rừng".

Chính quyền Yamanashi cũng đề cập đến các biện pháp phòng ngừa tự tử trong Hải Lâm như nâng chiều cao của các thanh chắn cầu, đào tạo các tình nguyện viên để họ thuyết phục những ai đó có ý đồ muốn tự vẫn, cảnh sát tăng cường tuần tra ngay các cửa rừng và giảm bớt thời lượng phát sóng của điện ảnh và truyền hình về danh tiếng của Hải Lâm như là nơi để rũ bụi trần.

Hãng tin CNN dẫn lời ông Imasa Wanatabe cho biết: "Đặc biệt là vào tháng 3 hàng năm, nhiều người thường tìm đến Hải Lâm để quyên sinh do nền kinh tế tồi tệ. Tôi luôn nung nấu chặn đứng mọi hành vi liều mình trong Hải Lâm, song chân thành mà rằng sẽ rất là gian nan để phòng ngừa mọi sự ở đây".

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Nhật Bản hiện xếp thứ 26 trong số những quốc gia có tỷ lệ cư dân tự vẫn. Trung bình 100.000 dân sẽ có 15,4 vụ tự tử, hay chia theo tỷ lệ 9,2 cho nữ giới và 21,7 cho nam giới.

Phần lớn các phân tích đều ghi nhận rằng căn nguyên tác động chính ở Nhật Bản là do khủng hoảng kinh tế đã xảy ra ở nước này vào cuối thập niên 1990. Các nghiên cứu khác từ chính phủ Nhật Bản đã chỉ ra rằng còn có các nhân tố rủi ro khác, bao gồm áp lực học hành, trầm cảm, làm việc quá sức, chật vật tài chính và thất nghiệp.

Theo WHO, ngay từ thập niên 2000, chính phủ Nhật Bản đã có sự phản hồi đối với nạn tự tử trong nước, làm hạ thấp tỷ lệ tự vẫn.

Bí ẩn các loài vật tự sát tập thể

Hiện tượng các loài vật tự sát tập thể là điều kỳ lạ mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được cặn kẽ.

Cừu tự sát

Ngày 26/8/2007, tại tỉnh Van phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Iran, hàng ngàn con cừu đã theo con đầu đàn nhảy xuống một khe núi để... chết. Tổng cộng 450 con đã chết trước sự bất lực của những người chăn cừu. Chúng đã nhảy từ độ cao 15 mét xuống vực sâu. Những chú cừu xấu số này sau đó lại trở thành tấm đệm cứu thoát được khoảng 1.100 con khác cũng lao xuống theo. Tuy nhiên chúng cũng gắng sức đập đầu vào vách đá để kết liễu tính mạng của mình. Hiện tượng các loài vật tự sát tập thể là điều vô cùng kỳ lạ.

Bi an cac loai vat tu sat tap the
 Động vật tự sát tập thể đến nay vẫn là 1 hiện tượng bí ẩn với khoa học

Cá voi tự sát tập thể

Trong những thập kỷ qua, tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới, người ta thường chứng kiến những cuộc "tự sát tập thể" của các loài cá heo, cá mập và đặc biệt là những con cá voi khổng lồ trên các bãi biển.

Cư dân vạn chài ở vùng Nam và Bắc Mỹ, Nam Ohio, quần đảo Tasmania của Australia và cả Nhật Bản... từng chứng kiến nhiều trường hợp hàng chục con cá voi hay cá heo rủ nhau cùng tìm đến cái chết, thường vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm.

Bi an cac loai vat tu sat tap the-Hinh-2
 Hiện tượng bí ẩn động vật tự sát làm đau đầu các nhà khoa học

Vụ tự tử lớn nhất của loài động vật biển này xảy ra vào ngày 18/11/1998, tại vùng biển New Zealand, hơn 300 con cá heo từ đại dương đã lao mình lên bãi cát, nằm phơi mình trước những ánh mắt hiếu kỳ của du khách. Điều kỳ lạ là khi người ta cố gắng đẩy chúng xuống nước thì chúng lại cứ ngoi lên, tựa hồ như chúng cố tình muốn chết. Dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời và bị đè bẹp bởi trọng lượng bản thân, lũ cá heo dần dần không cử động được nữa. Vì không thể nâng lồng ngực lên để thở nên chúng đã chết ngạt sau một thời gian ngắn.

Tháng 9/2010, nhân viên môi trường tìm thấy gần 100 chú cá voi hoa tiêu mắc cạn tại bờ biển vịnh Spirit, cách Auckland, New Zealand 320km về phía Tây Bắc. Khoảng 60 trong số gần 100 chú cá voi dạt vào bờ đã chết. Các nhân viên của Cục bảo tồn động vật hoang dã New Zealand sau đó phải kêu gọi hàng trăm tình nguyện viên đến để giúp đưa những chú cá còn sống sót về lại biển.

Chuột tự sát

Hành vi tự sát tập thể không chỉ là hiện tượng lạ đối với cá heo hay cá voi mà còn tìm thấy ở loài chuột. Các nhà động vật học đã ghi nhận: Vào đầu tháng 5/1995, trên một vùng rộng chừng 10.000km2 ở khu vực tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã xảy ra hiện tượng chuột tự sát tập thể. Ở đây có loài chuột đồng mắt rất to, dân chúng gọi là "quỷ mắt lồi". Chúng kéo đến các ao, hồ, từng đôi một cắn đuôi nhau lao mình xuống nước tự tử. Chỉ vài hôm sau, tại tất cả ao hồ trong vùng, xác chuột nổi kín mặt nước.

Mối tự sát tập thể vì đồng loại

Trong thế giới tự nhiên, lạ lùng nhất có lẽ là cách tự sát tập thể vì đồng loại của loài mối Globitermes sulfureus. Khi một đàn kiến xâm nhập tổ, các chú mối thợ phản ứng như những quân nhân quyết tử trước kẻ thù. Bắt đầu từ vòng bảo vệ ngoài, lần lượt vào đến trong, chúng đồng loạt co cơ bụng cho đến khi cơ thể bị nứt ngang cổ, phóng ra một giọt nhựa dính. Kiến bị vướng chân trong chất nhựa dính này và chết tại chỗ. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rằng mối có ý thức được hành vi tự sát của mình hay không nhưng chúng đã thực sự hy sinh thân mình để bảo vệ mối chúa. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ giống nòi bởi những chiến binh mối, như các côn trùng thợ khác, không bao giờ sinh sản.

Chó nhảy cầu tự sát

Trong vòng 50 năm qua, khoảng 50 con chó đã nhảy xuống cầu Overtoun ở Milton, Scotland và chết. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về sự huyền bí của cây cầu này. Cầu Overtoun được xây dựng năm 1895, cách mặt nước hơn 15m. Điều kỳ lạ nữa là những con chó chết ở đây đều nhảy cùng một vị trí.

Bồ nông mất phương hướng

Năm 2009, chim bồ nông ở Tây duyên hải Mỹ đột nhiên có những hành động rất lạ. Một số con đâm vào ô tô, con thì đâm vào thuyền buồm, những con khác mất phương hướng. Hàng trăm con cuối cùng đã chết. Vì sao lại có hiện tượng trên? Các nhà khoa học chưa có lời giải chính thức nhưng họ cho rằng có thể là do một loại virus hoặc thời tiết gây ra.

Mực tự sát

Bi an cac loai vat tu sat tap the-Hinh-3
 Hiện tượng bí ẩn mực tự sát hàng loạt ở vịnh Monterey

Năm 2012, tại vịnh Monterey, hàng ngàn con mực Jumbo bỗng nhiên lao vào bờ tự tử. Nhiều người đã cố gắng cứu những con mực bằng cách đưa chúng trở lại biển nhưng sau đó, chúng vẫn tiếp tục lao vào bờ.

Chim tự sát hàng loạt

Ngôi làng Jatinga ở Ấn Độ được biết đến là nơi chim thường chết hàng loạt trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Hàng trăm con chim cứ đến lúc mặt trời lặn là đâm đầu vào các tòa nhà và cây cối. Các nhà khoa học cho rằng do loài chim này thích ánh sáng song đến nay hiện tượng này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Thử đi tìm nguyên nhân

Điều gì đã khiến một số loài động vật rủ nhau cùng tìm đến cái chết? Nhiều giả thuyết được đặt ra trước hiện tượng tự tử tập thể này, nhưng không mang tính thuyết phục. Chẳng hạn như, với vụ tự sát tập thể của đàn cừu hàng ngàn con ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra gần đây nhất. Theo tờ nhật báo Radikal của Thổ Nhĩ Kỳ thì nguyên nhân chính của vụ này là do những người chăn cừu ở làng Ikizler trong một thời gian dài đã lơ là việc chăn dắt, để cho chúng phải chịu nhiều đói rét và kết quả là cuộc tự sát của cả bầy cừu. Tuy nhiên, lý giải này không được đông đảo giới khoa học đồng thuận, bởi người ta cho rằng dù có thế nào thì bản năng sinh tồn cũng chi phối mạnh mẽ cuộc sống của vạn vật.

Ở Australia, nơi thường xuyên diễn ra những màn tự sát của động vật biển, người ta đã thành lập một tổ chức chuyên nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn đang mải miết làm việc. Bộ trưởng môi trường liên bang Australia, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu này cho biết: "Hiện tượng cá voi tự sát tập thể diễn ra khá thường xuyên dọc theo bờ biển Tasmania và ở eo biển nối với Australia vào thời điểm này trong năm, cũng như ở New Zealand, nhưng thật không may cho đến giờ chúng ta vẫn chưa biết chính xác tại sao điều đó lại xảy ra".

Đối với một số loài động vật, như loài mối, loài bọ cạp..., một số nhà sinh vật học cho rằng, bản thân chúng sinh ra đã mang trong mình "gen tự sát". Việc cùng tìm đến cái chết trong một số hoàn cảnh nào đó giống như một hành động theo bản năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với sự chọn lọc tự nhiên, sao cho có lợi nhất cho nòi giống.

Kinh nghiệm dân gian lại khẳng định hiện tượng loài vật nào đó tự sát tập thể là dấu hiệu báo trước một hiểm họa thiên nhiên lớn sắp xảy đến như động đất, sóng thần, bão lốc... Có quan điểm khoa học cho rằng hiện tượng này là biểu hiện của quy luật tự nhiên về cân bằng sinh thái: loại bỏ số khẩu dư thừa trong một cộng đồng. Như sự tự sát của những con chuột ở Na Uy chẳng hạn. Chúng ý thức được tình trạng thiếu thốn thức ăn nên đã tự nguyện nhận lấy cái chết để những con còn lại không bị chết đói. Tuy nhiên, cơ chế nào dẫn đến hành động tự sát tập thể của những loài vật này và hành động đó thực sự "có ý thức" hay không thì cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.

Kinh dị khu rừng hàng ngàn người tìm vào tự sát

Người ta tin rằng, nhiều du khách đi qua khu rừng này đã nhìn thấy những bóng ma và họ bị quyến rũ bởi cái chết và tự sát.

Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat
 Rừng Aokigahara (Nhật Bản), là khu rừng có thảm thực vật đặc biệt, mọc ken dày. Khu rừng này nổi tiếng là nơi có nhiều vụ tự sát. Do đó, nó có tên là Rừng Tự Sát.
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-2
Khu Rừng Tự Sát nằm ngay dưới chân đỉnh núi Phú Sỹ kỳ vĩ. Chưa có vùng đất nào mà số lượng người tự tử nhiều như một khoảnh rừng trong khu Rừng Tự Sát. Chuyện "đua" nhau vào khu rừng này tự sát được cho rằng bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Cây Biển Đen, của tác giả Seicho Matsumoto xuất bản từ năm 1960. 
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-3
 Tiểu thuyết kết thúc với cái chết bi thảm của hai người yêu nhau trong khu rừng này. Họ đã cùng nhau tự kết liễu đời mình, để mãi mãi được bên nhau. Một tiểu thuyết khác cũng xuất bản vào năm 1960, như một sự trùng hợp, cũng nhắc đến một người phụ nữ tự tử tại Aokigahara. Cuốn tiểu thuyết này được chuyển thể thành một bộ phim kinh dị.
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-4
Sợ hãi với con số tự tử, nên chính quyền địa phương đã không công bố số liệu. Theo ước đoán, thì đã có hàng ngàn người kết liễu cuộc đời tại Rừng Tự Sát. Thực ra, từ trước khi ra đời 2 cuốn tiểu thuyết này, hiện tượng tự tử ở Rừng Tự Sát đã diễn ra. Do đó, chưa thể kết luận hiện tượng tự tử nhiều là chất liệu cho cuốn tiểu thuyết, hay do cuốn tiểu thuyết mà xảy ra hiện tượng vào rừng tự sát. 
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-5
 Theo truyền thuyết của hai ngôi làng ở cạnh Rừng Tự Sát, thì thực ra chuyện tự tử ở khu rừng bắt nguồn từ tục Ubasute. Tục lệ này có từ thế kỷ 19. Tục lệ Ubasute từng được tranh cãi rất nhiều. Người cho là dã man, kẻ cho là nhân đạo. Vào những năm mất mùa, đói kém, dân làng sẽ đưa những người già, tàn tật vào trong rừng để họ chết một mình.
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-6
Người ta tin rằng, nhiều du khách đi qua khu rừng này đã nhìn thấy những bóng ma và họ bị quyến rũ bởi cái chết. Đã có nhiều kỷ lục được ghi nhận về số vụ tự tử ở khu rừng này. Năm 1974 có tới 74 thi thể được phát hiện trong Rừng Tự Sát. Năm 2002, chính quyền tìm thấy 78 thi thể. Kỷ lục mới được lập vào năm 2003 với con số 100 người. Sau năm 2003, chính quyền đã ngừng công bố các con số, nhằm tránh hiện tượng kích thích người dân kéo đến tự sát. 
Kinh di khu rung hang ngan nguoi tim vao tu sat-Hinh-7
Tuy nhiên, nỗ lực của chính quyền địa phương không có tác dụng, khi năm 2004, đã có 108 người tự sát. Kinh hoàng không kém là năm 2010, có 274 người vào khu rừng này để tìm cách chết. Rất may là lực lượng cảnh sát đã cứu sống được tới 224 người. Chỉ có 54 người tự tử thành công. Tình hình tự tử quá nghiêm trọng, nên chính phủ Nhật Bản phải thành lập lực lượng cảnh sát chuyên trách. Mỗi khi thấy du khách vào rừng có biểu hiện lạ, cảnh sát liền theo sát để bảo vệ họ.

Tin mới