Khám xét 21 địa điểm liên quan vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt

Cùng với quyết định khởi tố ông Trịnh Văn Quyết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an chiều 29/3 xác nhận với VietNamNet, ông Trịnh Văn Quyết (47 tuổi, quê quán Vĩnh Phúc), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi Thao túng thị trường chứng khoán. 

"Cơ quan điều tra khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan", Trung tướng Tô Ân Xô xác nhận. 

Việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết được thực hiện sau quá trình Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an xác minh đối với ông Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về nhiều hành vi. 

Cụ thể, các hành vi được xác minh gồm: Thao túng thị trường chứng khoán; Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1/2022. Các vi phạm đã "gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam", theo Trung tướng Xô. 

Khám xét 21 địa điểm liên quan vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt ảnh 1

Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Người lao động

Đầu năm 2022, ông Trịnh Văn Quyết gây chú ý khi bất ngờ đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10/1/2022. Theo đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 - 17/1. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản.

Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Ngày 11/1, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) ra thông báo huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nguyên nhân huỷ giao dịch do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Ngày 18/1, Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt ông Quyết 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán của ông trong vòng 5 tháng.

Nơi nào sinh ra nhiều người giàu nhất Việt Nam?

Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng.

Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?
 
2 người giàu nhất Việt Nam có hơn 64.000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2016, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 được công bố.
Theo thống kê, 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2016 nắm giữ tổng tài sản lên tới 167.362 tỷ đồng, tương đương hơn 7 tỷ USD.
Riêng 2 người giàu nhất và cũng là 2 tỷ phú USD của Việt Nam hiện nay đó là ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) và ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) có tổng giá trị tài sản lên đến hơn 64.000 tỷ đồng, chiếm 38%.
Ở vị trí thứ ba trong top 500 người giàu nhất sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát với tổng tài sản là 7.953 tỷ đồng.
Xếp thứ 4 trong danh sách này là Chủ tịch Tập đoàn Novaland Bùi Thanh Sơn với tổng tài sản 7.953 tỷ đồng.
Phụ nữ nắm giữ 32.673 tỷ đồng
Danh sách 500 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay tiếp tục ghi nhận sự áp đảo của các nam giới so với nữ giới. Trong khi tỷ lệ nam là 343 người (68%) thì tỷ lệ nữ là 157 người (32%).
Noi nao sinh ra nhieu nguoi giau nhat Viet Nam?-Hinh-2
 
Ở top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, tỷ lệ nam nữ được chia đều với tỷ lệ 5 - 5.

Đại gia 'ngõ nhỏ' sẵn túi 50.000 tỷ, 'mông má' bà già thành cô gái 18

Cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam bị khởi tố, đại gia ngõ hẻm bỏ hàng tỷ đô mua cổ phần... là những thông tin chính tuần qua.

Cựu Chủ tịch Cao su 'hạ cánh không an toàn'

Vì sao ông Trịnh Văn Quyết “trượt” danh sách tỷ phú USD của Forbes, Bloomberg?

(Kiến Thức) - Trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán từ cuối năm 2016, lại liên tiếp công bố "thương vụ" khủng nhưng ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HDQT Tập đoàn FLC, vẫn bị Forbes và Bloomberg loại khỏi danh sách tỷ phú USD thế giới những năm gần đây.

Ngày 6/3, tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đã công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2018. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air, Việt Nam có thêm 2 tỷ phú USD mới được tạp chí này công nhận, đó là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Ôtô Trường Hải và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (Hoà Phát Group).
Còn trước đó, Bloomberg cũng đưa ra danh sách xếp hạng tỷ phú USD tại Việt Nam gồm 3 người là ông Phạm Nhật Vượng, bà Phương Thảo và ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group.

Tin mới