Khen chê Hà Trần chuyện làm mới “Bài ca hy vọng“

(Kiến Thức) - Tiết mục “Bài ca hy vọng” của Hà Trần nhận những phản ứng trái chiều của hai hội đồng khách mời bình luận trong Giai điệu tự hào tháng 9.

Khen chê Hà Trần chuyện làm mới “Bài ca hy vọng“
Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cảm nhận anh như được nghe hát tại nhà hát opera ở Châu Âu thì đạo diễn Lê Hoàng lại cho rằng: “Hà Trần hát không hay”. Dù là ca sĩ hot nhất trong chương trình nhưng Hà Trần nhận được kết quả bình chọn thấp nhất: 43,83%.
Được sáng tác năm 1958, ca khúc “Bài ca hy vọng” của nhạc sĩ Văn Ký diễn tả nỗi niềm của những người con miền Nam ra tập kết ở miền Bắc, ngày đêm mong chờ đất nước thống nhất để được trở về quê hương. Ở đó cũng có nỗi lòng của những người miền Bắc hướng về miền Nam ruột thịt. NSND Trung Kiên chia sẻ: “Bài ca hy vọng” có đời sống cho tới tận ngày nay vì tính thính phòng đến chuẩn mực bên cạnh những giá trị nội dung sâu sắc. Rất nhiều giọng ca thính phòng lựa chọn ca khúc này để dự thi tại các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp trên Thế giới bởi ở những đoạn cao trào, ca khúc cho phép người ca sĩ được khoe hết quãng giọng rộng.
Hà Trần thể hiện "Bài ca hy vọng" trong Giai điệu tự hào tháng 9.
 Hà Trần thể hiện "Bài ca hy vọng" trong Giai điệu tự hào tháng 9.

Vậy nhưng khi biểu diễn ca khúc này, Trần Thu Hà không hát theo kiểu giả thanh, opera như những ca sĩ gạo cội trước đó. Hà Trần chọn tông giọng vừa phải, hát nhẹ nhàng, giản dị. Cô mang hơi thở đương đại, cách hát pop của mình vào những đoạn luyến láy. Phần cao trào cũng được thể hiện vừa phải, tách biệt hoàn toàn với các bản thu trước đó của Khánh Vân, Lê Dung hay Ánh Tuyết.

Phần thể hiện của diva Hà Trần nhận về những luồng ý kiến khen chê trái chiều từ hai hội đồng khách mời bình luận. Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong dành rất nhiều lời khen ngợi cho cặp đôi Hà Trần – Quốc Trung: “Tôi có cảm giác mình đang được thưởng thức món ăn rất mới dù chất liệu cũ và đã quá nổi tiếng rồi”.

Ngược lại với Nguyễn Hải Phong, đạo diễn Lê Hoàng lại cho rằng: “Tôi không cho cách hát của Hà là sai, tôi biết đây là cách hát của ngày hôm nay nhưng tôi không thể cảm được”. Phú Quang- nhạc sĩ của những con phố Hà Nội - cũng cho rằng: “Chương trình này khiến cho người ta xúc động, vậy thì đừng làm mất cái xúc động ấy đi. Tôi đồng ý tuổi trẻ phải có cách hát khác. Tôi cũng đồng ý chị Trần Thu Hà hát hay, anh Trung phối cũng hay nhưng mà… chương trình ngày hôm nay nên trân trọng hoài niệm cũ. Vừa rồi người lớn tuổi không thể xúc động được vì nó quá xa lạ với tâm trạng của họ”.

Cùng với những lời khen chê trái chiều, tiết mục của Trần Thu Hà nhận được số lượng bình chọn của khán giả tại trường quay thấp nhất – 43,83%. Phá cách “Nối vòng tay lớn” 3 rocker cũng bị chê thảm hại.

Tái hiện hình ảnh những đoàn học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình, vượt qua những hàng rào thép gai, lựu đạn cay và súng ống, tiết mục biểu diễn “Dậy mà đi” của 3 ca sĩ Thái Châu, Hà My, Tuấn Khanh cùng tốp ca Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn khiến người xem xúc động mạnh mẽ.

Dù bước qua độ tuổi 77 nhưng NSND Trung Kiến vẫn chứng tỏ giọng hát bậc thầy trong nghệ thuật thanh nhạc cổ điển của mình. Tiết mục biểu diễn của 3 thế hệ gia đình nghệ sĩ được 92,27% khán giả tại trường quay bình chọn.

Ca ngợi lý tưởng sống tươi đẹp, tinh thần yêu nước của học sinh, sinh viên đô thị miền Nam trước năm 1975, Giai điệu Tự hào tháng 9 với chủ đề “Bài ca hy vọng” tập trung nhiều thời lượng vào việc khai thác giá trị của các ca khúc trong đời sống. 6 ca khúc được biểu diễn trong số phát sóng lần này đều được khoác lên mình những diện mạo mới mẻ nhờ phần hòa âm phối khí của nhạc sĩ Quốc Trung. Tuy vậy, không phải tiết mục biểu diễn nào cũng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của số đông.

Giai điệu tự hào tháng 8 – Những chuyện kể tình yêu

(Kiến Thức) -Giai điệu tự hào tháng 8 với tiêu đề Tình ta biển bạc đồng xanh mang tới 6 câu chuyện kể hay nhất về tình yêu của thế kỷ 20.

Giai điệu tự hào tháng 8 – Những chuyện kể tình yêu
Vẫn là những ca khúc đi cùng năm tháng, nhưng Giai điệu tự hào tháng 8 với tiêu đề Tình ta biển bạc đồng xanh sẽ mang tới 6 câu chuyện kể hay nhất về tình yêu đôi lứa của thế kỷ 20 với 6 ca khúc hát song ca. 
Anh Thơ thể hiện một ca khúc gắn bó với tên tuổi của chị - Người đi xây hồ Kẻ Gỗ.
 Anh Thơ thể hiện một ca khúc gắn bó với tên tuổi của chị - Người đi xây hồ Kẻ Gỗ.
Những ca khúc được hát ở khắp nơi một thời như Gửi em ở cuối sông Hồng, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Trường Sơn đông – Trường Sơn tây, Con kênh ta đào sẽ một lần nữa được vang lên cùng nhau trên sân khấu Giai điệu tự hào. Cũng chính các ca khúc ấy tái hiện lại một thời kỳ từng lớp thanh niên vừa lao động hay say, vừa yêu nhau trọn vẹn.  6 ca khúc đó cũng kể những chuyện tình ở khắp ba miền của Việt Nam trong thời chiến, từ miền Bắc với Trước ngày hội bắn, đến miền Trung trong Người đi xây hồ Kẻ Gỗ và miền Nam với Con kênh ta đào.
Cũng trong Giai điệu tự hào tháng 8 sẽ có những màn kết hợp xúc động, khi đạo diễn chương trình – NS Thanh Phương  để Mỹ Lệ hát lại chính ca khúc của cha mình – Tình ta biển bạc đồng xanh, một tác phẩm để đời của NS Hoàng Sông Hương. Hai cha con NS Hoàng Sông Hương và Mỹ Lệ sẽ kể tội nhau trên sân khấu.
NSND Thanh Hoa song ca với con trai Tôn Thất Thái Sơn
 NSND Thanh Hoa song ca với con trai Tôn Thất Thái Sơn
Bên cạnh sự kết hợp đặc biệt đó, NS Thanh Phương cũng để NSND Thanh Hoa song ca với chính con trai mình, ca sĩ trẻ Tôn Thất Thái Sơn một ca khúc về tình yêu – Gửi em ở cuối sông Hồng.
Trong màn đối thoại của các khách mời trong Giai điệu tự hào tháng 8 có những khách mời “khủng” và lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình như đạo diễn Dũng “khùng”, chuyên gia chặt chém Lê Hoàng. NS Quốc Trung cũng rút lui xuống hàng ghế khán giả và cùng Lê Hoàng “đối thoại” gay cấn.
Chương trình sẽ phát sóng vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 8 (ngày 30/8) trên VTV1 lúc 20h.

Tình yêu mãi mãi là một “giai điệu tự hào”

(Kiến Thức) - "Giai điệu tự hào" tháng 8 đã chứng minh, tình yêu, sự rung động thực sự từ những trái tim trong sáng sẽ phá bỏ mọi định kiến.

Tình yêu mãi mãi là một “giai điệu tự hào”
V khi ấy kỹ thuật thanh nhạc hay các yếu tố còn lại chẳng có ý nghĩa gì.

Giảm hẳn những cuộc tranh luận giữa “hai phe”: hội đồng trẻ tuổi và hội đồng lớn tuổi trong chương trình Giai điệu tự hào những số trước khi những câu chuyện tình yêu qua các thời kỳ được tái hiện lại qua những bài ca. Đặc biệt, khi ca khúc Gửi em ở cuối sông Hồng được NSND Thanh Hoa hát cùng con trai Tôn Thái Sơn. “Hai phe” lần đầu là một khi cùng rưng rưng xúc động nghe tác giả Nguyên Soái đọc lại bài thơ gốc và nghe ông kể về hành trình nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài thơ đó thế nào. Không ít khán giả truyền hình lần đầu biết rằng, NS Thuận Yến đã sửa chữ “Lào Cai” thành “biên cương” để phổ lời cho câu hát đầu tiên: “Anh ở Lào Cai – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” thành: “Anh ở biên cương – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”.

Quang Lê “ăn đá” vì nhận giống cha con với Chí Công

(Kiến Thức) - Nhận có ngoại hình giống như hai cha con với hot boy Giọng hát Việt nhí - Mai Chí Công, Quang Lê đã bị fan đồng loạt ném đá.

Quang Lê “ăn đá” vì nhận giống cha con với Chí Công
Mới đây Quang Lê bất ngờ chia sẻ hình ảnh của hot boy nhí Mai Chí Công trong chương trình The Voice Kids - Giọng hát Việt nhí kèm status chia sẻ sự ngạc nhiên vì cậu học trò của Cẩm Ly có ngoại hình giống mình như tạc.

Tin mới