Khép lại chuyện cũ

Vô tình bắt gặp em lén lút xem nhật ký cuộc gọi trong điện thoại của anh, anh không nói gì, lẳng lặng đi ra ngoài.

Khép lại chuyện cũ

Em biết mình đã làm anh buồn và cũng thấy xấu hổ với bản thân khi làm việc đó. Nhiều lúc em tự nhủ: chuyện đã qua rồi đừng bận lòng nữa, hãy gạt sang một bên để sống thoải mái bên anh và các con. Những ngày qua, em cũng đã thấy anh toàn tâm toàn ý với gia đình, làm tất cả để bù đắp những tổn thương anh gây ra cho em. Biết là vậy, nhưng không hiểu sao em vẫn không vượt qua được sự hoài nghi trong lòng; biết đâu anh và cô ấy vẫn lén lút liên lạc với nhau, rồi nơm nớp lo sợ nhỡ đâu hai người không dứt được nhau thì sao? Sự hoài nghi đã làm em khổ sở và biến em thành một người nhỏ nhen, ích kỷ.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Em vẫn âm thầm theo dõi các mối quan hệ của anh qua điện thoại, email, facebook. Chỉ cần một cái nick lạ xuất hiện trong list bạn bè của anh là em tìm cách kiểm tra. Chỉ cần một cuộc điện thoại gọi đến vào giờ “nhạy cảm” là em đặt dấu hỏi. Anh đi làm về muộn em hỏi cặn kẽ lý do. Em đã giấu tấm thiệp mời đám cưới của bạn anh, sợ cô gái ấy cũng sẽ là khách mời. Em giả vờ bệnh để níu chân anh ở nhà những khi anh có tiệc tùng với bạn bè, nơi mà cô gái kia có thể cũng sẽ xuất hiện. Vì những “chiêu trò” đó của em mà các mối quan hệ của anh ngày càng thu hẹp lại.

Có những việc anh biết nhưng cũng có nhiều việc anh chẳng mảy may hay biết. Khi em giả vờ kêu đau bụng, anh lo cuống lên vì nghĩ bệnh dạ dày của em quay trở lại. Khi em gọi điện kêu quên chìa khóa, đang giữa cuộc nhậu anh phải bỏ dở chạy về nhà vì không muốn em phải đợi lâu. Cũng có lúc, đang bông đùa vui vẻ em buông những lời bóng gió xa xôi khiến tâm trạng anh chùng xuống. Những lúc như thế, em thấy mình có lỗi vô cùng với anh, nhưng lại tự biện minh là mình đang làm những việc cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Càng ngày em càng thấy hoang mang vì không biết bao giờ mới tìm lại được niềm tin vào anh, vào cuộc sống và vào chính mình như em từng có trước đây.

Nếu lòng em không thể khép lại chuyện cũ thì những cố gắng của anh đều vô nghĩa. Anh buồn bã nói như thế với em. Bản thân em cũng thấy khổ sở, dày vò khi phải sống trong hoài nghi, lo sợ. Em đang tìm cách thoát ra nhưng chẳng dễ chút nào. Vì vậy, mong anh đừng thôi cố gắng, hãy cho em thêm thời gian để em tìm lại sự cân bằng niềm tin, được không anh?

Nhìn đâu cũng thấy ngoại tình

Càng nghĩ, chị càng thấy mình phải có trách nhiệm ngăn chặn “thảm cảnh” này, ra tay nghĩa hiệp cứu nguy cho sự đổ vỡ của một gia đình.

Nhìn đâu cũng thấy ngoại tình

Làm lái xe ở một cơ quan có quân số phụ nữ lấn át, lại thêm cái tính bông lơn, “ga lăng xăng” nên không ít người nghĩ: anh Quân mà không có bồ thì trời sập. Rồi cũng từ cái sự nghĩ đó mà một câu chuyện tẽn tò đã xảy ra.

Số là, cơ quan nơi anh Quân công tác có căng tin bán cơm trưa và thức ăn chế biến sẵn hỗ trợ những cán bộ đi công tác chiều về muộn, không kịp chợ búa, bếp núc. Sáng kiến này là của công đoàn, nên tất nhiên mọi chuyện lớn, nhỏ của căng tin, ai ăn nhiều, ít thế nào, thích món này, món kia… đều đến tai công đoàn cả.

Sự thật... ngoại tình

Chị với anh như rơi vào hai bong bóng nước, đứng im hay cố vùng vẫy cũng không thoát ra được. Anh chị ngại ngần nhìn nhau...

Sự thật... ngoại tình

Thế là anh cũng thừa nhận. Mối quan hệ ngoài luồng ấy kéo dài đã ba tháng. Cô ta từng làm gần cơ quan anh, cũng có gia đình. Hai người lao vào nhau những buổi trưa và một số lần anh “công tác đột xuất”. Họ dừng lại khi chếnh choáng ban đầu phai nhạt, “phở nóng” để lâu còn rã rời hơn “cơm” và vai trò của người chồng, người cha khiến anh thường xuyên day dứt. Anh thú nhận, chị ngồi nghe trong cay đắng.

Anh “nem phở” cách đây khoảng một năm nhưng chị đã không mảy may nghi ngờ. Phần vì anh không hề có biểu hiện nào khác thường, vẫn ngọt ngào với vợ, quấn quýt bên con và “giao nộp” lương tiền đầy đủ. Phần khác là chị tin tưởng anh, trọn vẹn như hồi mới yêu. Chị tin anh, tin tình yêu của anh chị sau ba năm hẹn hò và 5 năm chung sống. Người ta chẳng nói đã yêu thì phải tin đó sao?

Gia đình như quả bóng thủy tinh...

Người ta vẫn ví sự nghiệp như quả bóng cao su, lỡ rơi xuống đất vẫn không vỡ. Còn gia đình như quả bóng thủy tinh...

Gia đình như quả bóng thủy tinh...

Tuổi thọ hôn nhân ngày càng ngắn, phải chăng là do quả bóng thủy tinh thời hiện đại mỏng hơn, giòn hơn? Nhiều phụ nữ đã sớm cất đi quả bóng cao su, hy sinh cơ hội phát triển sự nghiệp, dồn hết tâm sức nâng niu quả bóng thủy tinh của đời mình nhưng liệu có giữ được một mái ấm bền vững?

Mất tất cả

Khi thấy chị bước hụt chân ở cầu thang tòa án, bà luật sư chạy đến đỡ, mới thấy mắt chị đã ràn rụa tự bao giờ. Òa khóc như một đứa trẻ lạc mẹ, chị hỏi: “Cô luật sư ơi, tôi có quyền kháng cáo không? Xa con gái làm sao tôi sống nổi?”. Bà luật sư lặng lẽ nhìn chị. Trước khi ra tòa, dù ít hy vọng thắng kiện, nhưng khi phiên xử kết thúc, bà vẫn không ngăn được cảm giác xót xa...

Chị vừa thua trong vụ xử ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con với chồng. Khi tòa hỏi về điều kiện nuôi đứa con gái duy nhất, chị thành thật trình bày: “Từ khi sinh con, tôi chỉ làm nội trợ. Con tôi mắc chứng hen suyễn, rất yếu ớt nên nhiều năm rồi, tôi phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Không ai hiểu và chăm sóc nó tốt bằng tôi. Chồng tôi ngày đi làm, tối chơi bời, nhậu nhẹt, không quan tâm gì đến con”. Chị mong được trực tiếp nuôi con, đề nghị chồng cấp dưỡng; chồng chị thì cương quyết bắt con. Trước tòa, anh ta oang oang khoe khả năng tài chính của mình, với mức lương mỗi tháng gần 20 triệu đồng, cơ ngơi đang ở là căn nhà lầu ba tầng do cha mẹ anh cho riêng. Với những điều kiện anh ta đang có, kế hoạch sau ly hôn sẽ cầm tấm bằng cử nhân trở về quê tìm việc làm của chị chỉ như “trứng chọi đá”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cũng từng chua chát vì thua kiện, “mất” con, nhưng khi đã được đoàn tụ cùng con, chị Kim Yến (phụ bán hàng ăn ở Q.5, TP.HCM) lại lao đao, khổ sở. Chị ly hôn vào đầu năm 2013, tòa xử giao cả hai con trai cho chồng chị nuôi. Chỉ một thời gian ngắn sau, anh đã gửi hai con về quê nội ở miền Trung để rảnh tay lo cho việc sinh nở của cô bồ. Nhớ nhà, không thích nghi được cảnh sống mới, chính hai đứa trẻ đã tự đón xe đò, tìm về với mẹ. Chị Yến nhói lòng nhớ lại buổi chiều hai con tìm đến mình với bộ dạng nhếch nhác, bụng đói meo. 

Con trở về vừa là niềm vui, vừa là gánh lo vì chị đang ở nhà thuê, công việc tạm bợ, thu nhập bấp bênh. Mấy tháng nay, chị phải vay mượn người thân để lo nuôi con ăn học. Ngày bốn lượt đưa rước con đến trường, ảnh hưởng đến việc phụ bán hàng ăn, khiến chị đang có nguy cơ bị chủ cho thôi việc. Bàn với chồng cũ chuyện cấp dưỡng cho con, chị càng bẽ bàng, oán giận. Chồng cũ cho là chị đã rước con về thì tự lo liệu, không được yêu sách. Vả lại, giờ anh đã có thêm con nên không… dư tiền! Nếu có nộp đơn xin thay đổi quyền nuôi con và tòa bắt chồng cũ cấp dưỡng thì hành trình thi hành án cũng gian nan, trầy trật bởi thói ích kỷ, “sống chết mặc bây” của anh. Thực ra, chị từng tốt nghiệp trung cấp nhưng tấm bằng đã mốc meo vì những năm tháng chuyên tâm làm người phụ nữ của gia đình; trong lúc bạn bè chị đã leo lên những vị trí cao trong xã hội. Khi mất chỗ dựa kinh tế là người chồng, chị vất vả với nhiều nghề lao động phổ thông mà thiếu vẫn thiếu.

Giá trị của hy sinh

Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.

Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”. Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.

Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.

Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.

Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.

Tin mới