Khi báo hoa mai trở thành con mồi của chó hoang

Chó hoang có mối thâm thù với loài báo từ xa xưa bởi vì báo là loài động vật thường xuyên săn những đứa con của chó hoang.

Khi báo hoa mai trở thành con mồi của chó hoang
Ở vùng tự nhiên hoang dã châu Phi, chó hoang là một thế lực nổi bật, thậm chí kể cả những loài động vật săn mồi khét tiếng như sư tử, linh cẩu, báo, cá sấu cũng phải có phần kiêng dè chúng.
Sự tự tin của chó hoang đến từ tỷ lệ săn mồi cao nhất châu Phi mà chúng có được. Chó hoang châu Phi có thể nói là những nghệ nhân trong việc phối hợp săn mồi. Không những thế, mỗi cá thể đều có kỹ năng cá nhân, tính kỷ luật, gắn kết cực kỳ cao.
Theo thống kê từ các nhà khoa học, chó hoang là loài thú có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt. Kết hợp toàn bộ những yếu tố trên đã tạo ra tập thể chó hoang đoàn kết, vững mạnh và là mối đe dọa đối với bất kỳ loài động vật nào ở châu Phi.
Khi săn mồi, chó hoang thường tập trung thành đàn lớn với số lượng khoảng 20 con và hoàn toàn có thể cùng nhau hạ gục một con mồi lớn hơn chúng gấp nhiều lần như ngựa vằn, linh dương đầu bò.
Với thị lực tốt và sức bền dẻo dai, chó hoang có thể truy đuổi con mồi liên tục trong bán kính 8 km với tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66 km/h. Thông thường chúng sẽ truy đuổi con mồi cho đến khi kiệt sức và gục ngã, không còn khả năng chống trả được rồi mới làm thịt chúng.
Để có thể săn được một con mồi lớn, các thành viên trong đàn cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn, chia tách con mồi ra khỏi đàn của nó rồi sau đấy mới tổng lực tấn công.
Thông thường, chó hoang chỉ né tránh đối đầu với các loài động vật thực sự hung dữ và khát máu như sư tử và linh cẩu. Còn lại, kể cả những loài động vật săn mồi khác, nếu có đủ đồng đội, chó hoang sẵn sàng san phẳng tất cả.
Khi bao hoa mai tro thanh con moi cua cho hoang
Giống như câu chuyện được đoàn khách du lịch dưới đây kể lại bằng đoạn clip tự quay. Hôm đó, người hướng dẫn viên nhận được thông báo về sự xuất hiện của những "thợ săn" quanh khu vực gần các con đập. Khi đến nơi, du khách có tên Sherry hét toáng lên khi nhìn thấy một con báo săn đang đứng thám thính ở gần đấy.
Khi chiếc xe dừng lại, trước mắt đoàn người là một con báo hoa mai đang bị một đàn chó hoang truy đuổi. Trước sự hung hãn của kẻ địch với số lượng vượt trội, con báo bắt đầu lộ vẻ hoảng sợ rồi sau đó chạy vọt về phía sau.
Rất may, lợi thế leo trèo tốt của báo hoa mai đã giúp nó tìm được một địa điểm thuận lợi ở trên cây để thoát khỏi màn truy sát đẫm máu.
Nhờ đặc điểm leo trèo rất tốt của mình, báo hoa mai khi săn được con mồi (linh dương, khỉ, nhím...), thường sẽ vác con mồi trèo thẳng lên cây rồi sau đó mới ăn thịt. Điều này là để tránh bị cướp mất con mồi bởi các loài động vật ăn thịt đáng gờm khác như sư tử, linh cẩu, chó hoang châu Phi...

Kịch tính cảnh báo hoa mai cái cảnh cáo báo đực bạc tình

(Kiến Thức) - Kiên quyết không buông tha cho báo đực ngoại tình, con báo hoa mai cái gầm lên và giơ chân cảnh cáo đầy mạnh mẽ. 

Kịch tính cảnh báo hoa mai cái cảnh cáo báo đực bạc tình
Kich tinh canh bao hoa mai cai canh cao bao duc bac tinh
 Trong ảnh là cô báo hoa mai Ndzanzeni và đứa con nhỏ của mình. Theo bản năng, báo con thường rất quấn mẹ. Đặc biệt là khi uống nước, chiếc đầu cúi xuống khiến chúng khó lòng quan sát được động tĩnh xung quanh, dễ rơi vào hiểm cảnh. (Nguồn: Londolozi)

Màn đi săn và đấu trí ngoạn mục của báo hoa mai

(Kiến Thức) - Sau khi săn thành công linh dương, báo hoa mai tìm cách trốn thoát khỏi sự truy đuổi của linh cẩu một cách ngoạn mục.

Màn đi săn và đấu trí ngoạn mục của báo hoa mai
Man di san va dau tri ngoan muc cua bao hoa mai
Tại vườn Quốc gia Nam Luangwa, Zambia, một du khách có tên Julius cùng người hướng dẫn của mình đã may mắn chứng kiến, ghi lại được cảnh tượng ngoạn mục khi báo hoa mai săn mồi dũng mãnh và báo hoa mai đấu trí với linh cẩu. (Ảnh: Africa Geographic)

Mải mê săn mồi, báo hoa mai suýt bị chính đồng loại của mình “làm thịt“

Nếu không đủ mạnh, kẻ đi săn có thể biến thành kẻ bị săn đuổi bất cứ lúc nào.

Mải mê săn mồi, báo hoa mai suýt bị chính đồng loại của mình “làm thịt“
Trong tự nhiên, một cá thể hay một nhóm các loài động vật sẽ có một khu vực mà nó có thói quen sử dụng, nhưng không nhất thiết phải bảo vệ được gọi là lãnh thổ. Lãnh thổ động vật là là thuật ngữ trong sinh học chỉ về một khu vực, phạm vi thuộc quyền kiểm soát của một cá thể động vật hoặc một bầy, đàn và được con vật hoặc bầy đàn đó đặc biệt bảo vệ chống lại kẻ xâm nhập một cách quyết liệt.
Mai me san moi, bao hoa mai suyt bi chinh dong loai cua minh “lam thit“
 

Tin mới