Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Ảnh minh họa. |
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Mời độc giả xem video "10 loài hoa và cây cảnh có công dụng chữa bệnh". Nguồn Sức Khỏe Và Cuộc Sống:
Đinh lăng - vị thuốc đặc trị cho người đau thắt ngực
Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông... Ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng đã giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Xin được giới thiệu một số món ăn để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt khi cần thiết.
Cháo đinh lăng tim lợn: Lá đinh lăng (dùng lá non) 60g, tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
Tim lợn thái mỏng ướp gia vị, lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn, gạo tẻ đãi sạch. Bỏ chung gạo và lá đinh lăng nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Cho gia vị, ăn nóng.
Công dụng: hoạt huyết bổ tâm, bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực nên dùng.
Cháo đan sâm chim bồ câu: Đan sâm 40g, chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 100g.
Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, phi hành mỡ rồi cho thịt chim vào xào chín kỹ. Đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim bồ câu vào trộn đều, cho gia vị, ăn nóng.
Đan sâm bổ khí hoạt huyết, thông mạch. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Bệnh nhân đau thắt ngực, thiếu máu, hồi hộp nên dùng.