Khi lãnh đạo tỉnh đi bán vải

Vải thiều Hải Dương chiếm 50% thị trường vải cả nước, với mùa vải thu hoạch tới 50.000 tấn.

Khi lãnh đạo tỉnh đi bán vải
Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã nhận được sự sẻ chia của lãnh đạo các sở, ngành và thương giới TP HCM, nơi chiếm 50% thị trường vải cả nước, mỗi năm tiêu thụ 60.000 tấn vải.
Chuyến công cán của ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cùng đoàn công tác tỉnh này vào làm việc với lãnh đạo các sở, ngành và những đầu mối tiêu thụ trái cây ở TP HCM vào sáng 15/5 phần nào an ủi bà con trồng vải thiều Hải Dương, khi mùa vải này họ thu hoạch tới 50.000 tấn.
Song đây mới chỉ nhen nhóm lên hy vọng cho người trồng vải Hải Dương; các nơi khác từ Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Triều (Quảng Ninh) và Lạng Sơn, Hải Phòng, Hưng Yên... với tổng sản lượng vải lên tới 200.000 tấn, trong số đó thị trường nội địa chỉ bao tiêu được 120.000 tấn, thì còn đến 80.000 tấn phải xuất khẩu mà chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc vốn thất thường. Rồi thanh long, hành tím, dưa hấu, cà phê, hồ tiêu... đến hẹn lại lên với cảnh “được mùa mất giá”, bị tư thương o ép giá và bấp bênh nằm chờ xuất sang Trung Quốc. Chưa thấy giải pháp nào bền vững cả!
Khi lanh dao tinh di tiep thi cho vai thieu hai duong
 Hải Dương chiếm 50% thị trường vải cả nước.
Nhiều năm qua, mỗi năm, ngân sách nhà nước chi cho xúc tiến thương mại khoảng 170 tỷ đồng, và 2-3 năm gần đây rút xuống khoảng 120 tỷ đồng. Riêng năm 2015, dự kiến chi trên 100 tỷ đồng, chỉ bằng... 1/20 chi phí xúc tiến thương mại của Na Uy dành riêng cho sản phẩm cá hồi! Vì thế, hơn lúc nào hết, không chỉ lãnh đạo tỉnh Hải Dương “xung kích”, mà lãnh đạo các địa phương khác, cao hơn nữa là lãnh đạo các bộ - ngành, Chính phủ cũng phải tích cực “ra trận”; tranh thủ mọi nơi, mọi lúc để quảng bá, tiếp thị, chào bán nông sản Việt Nam và tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, gần đây là Úc, Mỹ đã tuyên bố mở cửa cho quả vải Việt Nam. Vấn đề là chúng ta sẽ thuyết phục người tiêu dùng nước họ như thế nào về giá trị quả vải và hàng chục nông sản khác mang thương hiệu Việt.
Thực ra, chuyện quan chức đi tiếp thị, chào bán nông sản vốn không lạ gì. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra từng “vi hành” trên các con đường ở Côn Minh để tiếp thị trái cây đặc sản của nước mình tới người tiêu dùng Trung Quốc.
Giáo sư Morihiko Hiramatsu khi còn là Thị trưởng tỉnh Oita - Nhật Bản, mỗi khi công du, trong hành lý ông luôn có rượu gạo shochu, chanh kabosu và nấm shiitake. Và từ sản phẩm trong phạm vi địa phương, từ hàng chục năm qua, rượu gạo shochu, chanh kabosu và nấm shiitake đã trở thành thương hiệu toàn cầu, với giá bán cao gấp cả chục lần khi đưa vào những nhà hàng sang trọng.
Cùng với việc làm thương hiệu, tìm thị trường thì các bộ, ngành chức năng mà cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội phải tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con làm ra sản phẩm sạch; lập quy hoạch, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn để tạo dựng thương hiệu mạnh.
Có như thế mới mong dưa hấu, hành tím, thanh long, vải thiều, lúa gạo... không còn lâm vào cảnh được mùa mất giá hay phải chịu sự “đỏng đảnh” từ thị trường nhập khẩu.

Xót xa vải rẻ như rau

(Kiến Thức) - Giờ đang mùa vải. Trên trời dưới vải. Ngoài đường, ngoài chợ đỏ rực những vải là vải. Lắm chỗ có cả xe tải chở vải bán ngay tại chỗ.

Xót xa vải rẻ như rau
 
Mà rẻ thôi là rẻ, chỉ 10.000 - 12.000đ/kg, đến chiều tối thì chỉ còn 8.000đ. Rẻ đến nỗi đâm ái ngại cho người bán, không nỡ mặc cả, lại còn hô hào nhau mua vài ba cân cho người ta đỡ vất vả. 

Vải Trung Quốc lan tràn thị trường Việt Nam

Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta.

Vải Trung Quốc lan tràn thị trường Việt Nam
Theo báo cáo của ngành chức năng cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng xuất khẩu quả vải thiều tươi từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn qua biên giới năm nay sụt giảm 3/4 so với năm ngoái. Cụ thể, mỗi ngày chỉ có 20 xe ô tô (tương đương 300 tấn vải) làm thủ tục thông quan, thay vì 80 xe với hàng nghìn tấn quả như mọi năm.
Trong khi đó, vải từ Trung Quốc đã xuất hiện trên thị trường Lạng Sơn, được bán nhiều ở các cặp chợ biên giới như: Tân Thanh, Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), mỗi ngày gần chục tấn. Vải Trung Quốc quả to, đều, có vị “ngọt như đường hoá học”, thu hút sự chú ý và tiêu thụ của người dân địa phương và du khách.
Vải bán ngoài chợ Lạng Sơn.
 Vải bán ngoài chợ Lạng Sơn.
Trạm trưởng Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Thượng uý Đặng Nam Cao xác nhận, từ một tháng nay, cư dân biên giới sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) mang về mỗi người vài kg, sau đó bán lại cho người địa phương và du khách. Tại cổng chính chợ Tân Thanh, từng xe tải đỗ ven đường, bày bán vải thiều “made in China”, người mua khá đông.
Bà Hoàng Thị T, chủ hàng cho biết: “So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.
Ông Nguyễn Tường, một du khách từ Hà Nội cho biết: “Mặc dù vải Trung Quốc có giá 7 Nhân dân tệ/kg (tương đương 25 nghìn đồng), cao gấp đôi giá vải ta, nhưng vì thấy lạ, đẹp nên lôi cuốn được người mua”.
Theo các ngành chức năng ở cửa khẩu Tân Thanh, đây là năm đầu tiên ở cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam (huyện Văn Lãng) xuất hiện loại vải Trung Quốc xâm nhập thị trường nội địa nước ta.
Khi ăn thử vải Trung Quốc, nhiều người e ngại vì sự ngọt bất thường và màu trắng đục, mọng cùi. Họ nghi ngờ có sự tác động của chất bảo quản, hoặc những tác nhân nào đó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Do đây là năm đầu tiên vải Trung Quốc xâm nhập vào thị trường và với số lượng nhỏ lẻ, nên các cơ quan chức năng ở Lạng Sơn khó ứng phó kịp thời hiện tượng này. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả đúng pháp luật là trách nhiệm của các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu. Qua khảo sát, tháng trước có một lô hàng vải thiều nhập từ bên kia biên giới, nhưng nay ít đi, có ngày không có.
Vải thiều và xoài là những mặt hàng chủ lực, truyền thống của ta xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, một vài năm nay, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, các loại quả này lại có xu hướng nhập khẩu ngược trở lại Việt Nam.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn và một số nhà nghiên cứu nông học, thì thương gia Trung Quốc đã trực tiếp sang Lạng Sơn, Bắc Giang tìm hiểu, tiếp cận nơi trồng và thị trường; sau một thời gian ngắn, họ đã trồng thành công xoài, vải ở nước họ với nhiều ưu điểm nổi trội, cạnh tranh với hoa quả tươi của ta.

Chiêu làm mát nhà mùa hè không cần điều hòa cực dễ

(Kiến Thức) - Làm mát nhà mùa hè nắng nóng có thể thực hiện bằng nhiều cách mà không cần quá phụ thuộc vào điều hòa nhiệt độ.

Chiêu làm mát nhà mùa hè không cần điều hòa cực dễ
Chieu lam mat nha mua he khong can dieu hoa cuc de
Tường và mái nhà hạn chế được ánh nắng sẽ giúp căn nhà thoáng mát hơn rất nhiều. Bạn có thể cân nhắc lắp tôn, tấm cách nhiệt hoặc xốp cho mái nhà.
Chieu lam mat nha mua he khong can dieu hoa cuc de-Hinh-2
Dùng các tấm cách nhiệt cho tường nhà, nhất là tường hướng Tây, phía hứng chịu ánh sáng mặt trời lâu và gay gắt. Có thể sử dụng tấm xốp PU dùng để lót hay ốp tường có công dụng cách âm cách nhiệt tốt.
Chieu lam mat nha mua he khong can dieu hoa cuc de-Hinh-3
Cách nhiệt từ phía trong cũng là một giải pháp làm mát nhà mùa hè. Khi thi công xây dựng nhà, sử dụng bông thủy tinh, hoặc để trống (có dùng tấm chống nóng) cách tường ngoài khoảng 5 cm (để thông hơi) giúp hạn chế sức nóng.

Tin mới