Khi nào dừng đếm ca nhiễm Covid-19, đưa khỏi danh mục bệnh đặc biệt nguy hiểm?

Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Chính phủ ban hành yêu cầu đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nhóm nguy hiểm).

Trao đổi với Tiền Phong, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Với nhóm bệnh này sẽ yêu cầu cách li y tế toàn bộ.

Về kiểm soát ra, vào vùng có dịch, Bộ Y tế quy định: hạn chế ra, vào vùng có dịch đối với người và phương tiện; trường hợp cần thiết phải kiểm tra, giám sát và xử lý y tế. Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch”.

Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.

Người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do virus Zika, bệnh do virus Adeno; bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ Amibe; bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng-gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng-gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan virus; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não virus; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do virus Rota.

PGS.TS Phu đánh giá: “Nghị quyết đưa ra quan điểm như vậy là rất đúng và hợp lí… Chúng ta cần nghiên cứu và căn cứ tình hình dịch bệnh cũng như khả năng đáp ứng cả về khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch chuyển đổi bệnh nhóm A sang B làm sao để vừa kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên cơ sở đặt sức khỏe và tính mạng người dân lên trên hết”.

Ông Phu đồng thời nhấn mạnh, khi chuyển đổi nhóm bệnh, phải hình thành kèm theo các chính sách đáp ứng để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là người nghèo, nhóm người dễ bị tổn thương.

Theo ông Phu, việc xây dựng lộ trình cần nhiều bộ ngành cùng tham gia chứ không chỉ riêng Bộ Y tế. Do đó phải thành lập các nhóm nghiên cứu, có sự tham gia của các ngành, các cấp, đặc biệt Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

“Bộ Y tế nghiên cứu về dịch bệnh, còn các ngành, các cấp phải cùng nghiên cứu về chính sách. Nghiên cứu và các chính sách cần sâu sát tới từng địa phương vì mỗi tỉnh thành có điều kiện kinh tế, đáp ứng khác nhau. Một mình Bộ Y tế thì không thể làm được".

Ông Phu phân tích thêm: "Khi chuyển sang bệnh nhóm B, coi như cúm mùa thì ngành Y tế không công bố số ca mắc hằng ngày nữa, giống như bệnh cúm chỉ giám sát chứ không thống kê ca mắc từng ngày, đồng thời không xét nghiệm nhiều như đang làm với COVID-19 hiện nay".

COVID-19 vẫn là bệnh đáng lo ngại với trẻ nhỏ

Chung quan điểm với TS Phu, PGS.TS Trần Minh Điển cho hay: “Chuyển đổi nhóm bệnh từ A sang B liên quan đến số ca mắc và tử vong, nếu tỉ lệ vẫn cao thì mức độ vẫn còn nguy hiểm. Với trẻ nhỏ, tỉ lệ chuyển nặng và nhập viện thấp.

Ở các đơn vị tuyến dưới nhiều khi các bác sĩ lo lắng nên cho bệnh nhi nhập viện nhiều chứ thực tế theo tiêu chuẩn nhập viện mà các nước đang áp dụng thì phải có tổn thương và can thiệp điều trị của bác sĩ. Hiện một số tỉnh nước ta vẫn lo ngại nên cho trẻ nhập viện nhiều”.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương khám cho khoảng 300-400 trẻ nhưng chỉ cho 2 hoặc 3 trẻ nhập viện. “Hiện nay tầng 2 khu điều trị thực tế không chờ trẻ âm tính, chỉ cần trẻ có cơn sốt cao nhưng trẻ đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên cho trẻ về nhà theo dõi, chăm sóc thì tốt hơn”, TS Điển khuyến cáo.

So sánh với các bệnh truyền nhiễm khác ở trẻ nhỏ, TS Điển cho rằng ở thời điểm hiện tại, COVID-19 vẫn là bệnh đáng lo ngại nên chưa thể chuyển sang nhóm B được. Lí do là hiện nay chưa có vắc xin dành cho đối tượng trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ dưới 11 tuổi.

Tiếp nữa là tỉ lệ mắc còn rất cao, vẫn có trẻ tử vong liên quan đến bệnh. Hệ thống y tế tại các địa phương phải sẵn sàng, có đơn vị điều trị bệnh COVID-19, có tiêu chuẩn nhập viện cẩn thận để có thể đáp ứng được tốt nguồn vật tư y tế. 

Mercedes-AMG G63 2022 màu hiếm giá hơn 14 tỷ tại Việt Nam

Mercedes-AMG G63 thực sự chiếm được cảm tình từ phía khách Việt, bằng chứng là số lượng xe được phân phối chính hãng cũng như tư nhân đều "cháy hàng".

Mercedes-AMG G63 2022 mau hiem gia hon 14 ty tai Viet Nam

Mercedes-AMG G63 thế hệ mới đang ngày càng trở nên "hot" hơn trong cộng đồng chơi xe tại Việt Nam, với tầm giá mua mới hoặc mua cũ đều trên 10 tỷ đồng.

Phát hiện cột kim loại bí ẩn giữa sa mạc nghi của người ngoài hành tinh

Tháng 11/2020, một cột kim loại bí ẩn được phát hiện ở sa mạc Utah, Mỹ. Một giả thuyết cho rằng nó có liên quan đến người ngoài hành tinh.

Phat hien cot kim loai bi an giua sa mac nghi cua nguoi ngoai hanh tinh
 Một bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò là cột kim loại ở sa mạc Utah, Mỹ. Nó bất ngờ được phát hiện ở giữa sa mạc Utah, Mỹ vào ngày 18/11/2020. Các quan chức địa phương nhìn thấy khối kim loại kỳ bí đó trong lúc kiểm đếm cừu từ trên máy bay.