Thức ăn bị vi khuẩn tấn công một cách âm thầm, không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, mặc dù đã bảo quản trong tủ lạnh. Các nhà sản xuất đã đưa ra sản phẩm diệt khuẩn, hoặc có tính năng hiện đại để cứu vãn sự phân hủy của thực phẩm như Hitachi Nano tatium (dùng công nghệ nano diệt khuẩn), Toshiba GR-40GS, Fagor Bio Filter … Xong năng lực của tủ lạnh là hạn chế và chỉ đạt được hiệu quả trong khuôn khổ nhất định. |
1. Nhận biết qua sự biến đổi của thức ăn
Nếu chúng đã có mùi hoặc mọc mốc, biến dạng so với ban đầu (héo, teo nhỏ), chắc chắn bạn phải loại bỏ chúng. Tuy nhiên đây là cách dễ nhất và không phải lúc nào việc sử dụng chiếc mũi và việc nhìn đoán cũng hiệu quả. Bạn có thể dựa vào các chú ý khác.
|
2.
Nhiệt độ tủ lạnh không đáp ứng
Nhiệt độ 4 độ C sẽ làm chậm lại hoặc chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn, vì thế hãy đảm bảo ngăn lạnh của tủ ở mức nhiệt này, nếu không chỉ một thời gian ngắn bạn sẽ chia tay thực phẩm đông lạnh vì vi khuẩn phát triển cùng thời gian và sự tăng lên của nhiệt độ.
|
Ngăn đông có nhiệt độ -10 độ C ngăn được vi khuẩn sinh sôi, xong không diệt được chúng. Vì thế, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ngăn lạnh của tủ có vấn đề (bị chảy nước, không đóng đá) thì thức ăn của bạn chỉ trụ được cho đến khi tan hết lớp đá bên ngoài, nhanh chóng bị vi khuẩn có hại tấn công. |
3. Thức ăn để trong tủ lạnh quá 4 ngày
ThS. BS Phan Hướng Dương – khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Nội tiết TW cho rằng để bảo đảm an toàn, bạn phải để thực phẩm đã chế biến trong môi trường thỏa mãn “nguyên tắc số 4” – không quá 4 ngày. Việc theo dõi ngày sẽ tỏ ra hiệu quả hơn việc tìm kiếm mùi ôi thiu hay sự hiện diện của nấm mốc trên thực phẩm. Đa số thức ăn quá 4 ngày là quá hạn (trừ một số loại như trứng, thịt hun khói, đồ đông lạnh...).
|
4. Thức ăn còn thừa bỏ tủ lạnh Bất cứ thực phẩm nào còn lại sau bữa ăn, cần được bọc kín và bỏ tủ lạnh ngay trong khoảng thời gian tối đa là 2 tiếng. Bởi sau hai tiếng, thức ăn đã bị xâm nhập bởi các vi khuẩn, việc cho vào tủ lạnh lúc này không còn tác dụng giữ cho thức ăn được tươi lâu và sử dụng mà đảm bảo an toàn sức khỏe. |
5. Mỗi loại thực phẩm có khoảng thời gian bảo quản an toàn nhất định Gà đông lạnh được chế biến và lưu trữ trong tủ đá trong vòng 1-2 tháng khi đưa ra thị trường, trên thực tế, bạn có thể giữ gà đông lạnh đến 6 tháng trong tủ lạnh, nếu vượt quá thời gian, bạn có thể phải chia tay thực phẩm này. |
Riêng đối với thức ăn còn thừa, bỏ vào tủ lạnh, sau 5- 7 ngày là bạn phải vứt ngay chúng vì sẽ không tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên điều kiện giữ được thức ăn an toàn phải đảm bảo rằng tủ lạnh đặt ở nhiệt độ dưới 35 độ C và không để chung với đồ ăn đã ôi thiu, dễ bị lây khuẩn chéo. Nếu tủ lạnh bị mất điện hoặc kém lạnh, bạn nên vứt thức ăn chỉ sau 1 ngày. |
Đừng tin tưởng vào chiếc mũi của bạn, quá hạn 3-7 ngày phải nhanh chóng vứt bỏ thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói bởi chúng sẽ phát sinh vi khuẩn có hại cho sức khỏe. |
Bạn chỉ nên ăn trứng để trong tủ lạnh từ 2 tuần, nếu quá nhiều thời gian lượng dinh dưỡng sẽ giảm, chưa kể đến việc trứng bị hỏng ngay từ bên trong mà bạn không hay biết. |