Khi "quan" cố tranh giành danh hiệu thi đua để... mưu lợi

(Kiến Thức) - Nhiều cán bộ tranh thủ mưu lợi cá nhân. Nhiều nơi, khi xem danh sách khen thưởng thi đua, cán bộ nhiều hơn là anh em.

Ông Phạm Văn Hóa, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét.

Thi đua để tiến thân
- Từ ngày 20/8 tới đây, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013 có hiệu lực. Một trong những nội dung khen thưởng là khi xem xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thanh tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo. Nếu tập thể không có thành tích tốt thì sẽ không xem xét khen thưởng cá nhân. Rõ ràng, quy định mới này khiến cho cán bộ dù có giỏi, có năng lực mà không làm cho tập thể phát triển thì cũng không thể được khen thưởng, ông có nghĩ thế?
Tôi nghĩ quy định này hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế. Lâu nay việc khen thưởng của chúng ta về hình thức là khen “chiến sĩ thi đua” nhưng về bản chất là khen “cán bộ thi đua” nhiều hơn. Tôi theo dõi ở nhiều cơ sở thì thấy, có khi anh em trực tiếp lao động hoặc nhân viên thì không lọt được vào, còn cán bộ thì lại được khen thưởng nhiều quá. Cán bộ ra sức cố gắng để được khen thưởng vì được khen thì nhanh được thăng quan tiến chức, nhanh phát triển sự nghiệp. Bao giờ khi cất nhắc người ta chẳng chọn người có nhiều thành tích. Vì thế quy định này ra đời là phù hợp.
- Vậy là đưa ra tiêu chuẩn này sẽ khắc phục được điều đó?
Đúng vậy, nó sẽ đề cao vai trò của cán bộ. Cán bộ lãnh đạo là người đầu tàu phải thể hiện vai trò lãnh đạo của mình, tập thể đó phải làm việc hiệu quả chứ không thể có tập thể yếu mà lãnh đạo giỏi. Tập thể đó hoàn thành tốt nhiệm vụ thể hiện rõ năng lực của người lãnh đạo. Chứ tôi thấy có những cán bộ kiểu “khôn lỏi”, mặc kệ tập thể, chỉ cần khôn khéo với cấp trên là có khi được nhận các danh hiệu lao động tiên tiến hay chiến sỹ thi đua gì đó.
- Những cán bộ đó đã tách cá nhân mình ra khỏi tập thể, làm sao tập thể có thể tốt được?
Đúng vậy, những cá nhân này tách cá nhân ra khỏi tập thể, họ không gắn bó với tập thể của mình, coi tập thể là bàn đạp để cán bộ lên cao hơn chứ không thể hiện vai trò của người đứng đầu. 
- Như ông vừa nói, chẳng lẽ cũng có những cán bộ cố tranh giành các danh hiệu thi đua để tiến thân?
Đúng vậy, có những cán bộ như thế. Ví dụ, theo quy định là 2 năm liền là chiến sĩ thi đua thì có thể thăng quân hàm sớm, tăng lương sớm, hoặc được ưu tiên đề bạt chẳng hạn. Nhiều cán bộ tranh thủ để mưu lợi cho cá nhân mình. Nhiều nơi, khi xem danh sách khen thưởng thi đua, tôi thấy cán bộ được khen nhiều hơn là anh em. 
Ông Phạm Văn Hóa, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Phạm Văn Hóa, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Trung ương. 
Tự tay đưa mình vào danh sách khen thưởng
Việc khen thưởng này rõ ràng có những bất cập, nó có gì khác so với trước đây không thưa ông?
Thời Bác Hồ, khen thưởng chiến sĩ thi đua thì đích thực là chiến sĩ thi đua. Anh La Văn Cầu, chị Nguyễn Thị Chiên, đều là những chiến sĩ thi đua trực tiếp, là những tấm gương sáng của quần chúng. Chứ việc khen thưởng sau này tôi thấy nó bị biến tướng đi nhiều. Có ông lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh cũng tự tay đưa mình vào danh sách chiến sĩ thi đua hoặc tạo áp lực để nhân viên bầu bán mình. Nghĩa là cái từ chiến sĩ thi đua nó đã bị sai về bản chất. Lãnh đạo có cương vị, thì phải gắn với trách nhiệm và cương vị đó. Chứ không thể vì là lãnh đạo nên được khen thưởng.
- Nói như ông thì chắc hẳn có những cán bộ đi lên nhờ những thành tích thi đua “chưa chuẩn” đó?
Những năm qua tôi biết có những cán bộ tranh thủ danh hiệu thi đua để mưu cầu cho lợi ích riêng, có thể là không nhiều, nhưng tôi nghĩ là cũng không ít. Có thể điều này nó xuất phát từ những lỗ hổng trong công tác thi đua khen thưởng của chúng ta. 
- Việc có một quy định gắn trách nhiệm của người lãnh đạo với tập thể, hẳn là sẽ nâng cao chất lượng nền hành chính?
Khi đã gắn với trách nhiệm thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Lãnh đạo phải biết lôi cuốn quần chúng, đưa ra các giải pháp hiệu quả được quần chúng đồng tình thì mới có hiệu quả tốt được. Cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sẽ vững mạnh hơn. Chứ nếu lãnh đạo mà chỉ bo bo quyền lợi của cá nhân mình, chỉ lo làm sao mình có lợi nhất, mình được khen thưởng nhiều nhất, mặc kệ.
- Vậy khi quy định mới này có hiệu lực, theo ông nhìn nhận thì danh sách khen thưởng sẽ có nhiều hơn hay ít hơn người là lãnh đạo?
Tôi nghĩ nó đòi hỏi lãnh đạo phải làm tốt hơn và việc khen thưởng sẽ thực chất hơn. Còn nhiều hơn hay ít hơn không quan trọng. Nếu xứng đáng thì rõ ràng càng nhiều cán bộ được khen thưởng càng tốt chứ. Còn quan điểm của tôi khi tôi còn làm, càng nhiều quần chúng được khen thưởng thì càng tốt. Người lao động bình thường có thành tích xuất sắc thì nên ưu tiên khen thưởng hơn là cán bộ lãnh đạo. Có như vậy mới tạo nên phong trào quần chúng. Mà thi đua là phong trào quần chúng, chứ không phải phong trào cán bộ.
Nhìn nhau ý nhị
- Ông vừa nói đến phong trào thi đua của cán bộ?
Đúng vậy, phong trào thi đua của cán bộ nghĩa là cán bộ đề đạt danh sách khen thưởng lên, rồi vì nể nang nhau, vì nhìn nhau đầy ý nhị nên duyệt danh sách. Thế là cán bộ thi đua ra sức để được khen thưởng, còn người trực tiếp lao động sản xuất thì không. Thủ trưởng cứ suốt ngày đi nhận danh hiệu nọ danh hiệu kia, bàn tay vàng bàn tay bạc trong khi công nhân thì cứ quần quật với mức lương thấp. Thế là quần chúng họ nghĩ, mình lao động miệt mài cũng là để cho lãnh đạo hưởng thôi, thế thì việc gì phải ra sức làm việc.
- Thực tế cũng có những cán bộ lãnh đạo xứng đáng đấy chứ?
Tất nhiên là thế, nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến việc khen thưởng phải đi vào thực chất, chứ không phải là mấy ông ngồi thi đua xét với nhau rồi gật gù. Gắn với thành tích của tập thể đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu cao hơn đối với cán bộ. Nếu làm thực chất theo đúng tinh thần chung thì chắc chắn chất lượng công vụ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần phải chờ đợi thực hiện như thế nào, cần phải có các tiêu chuẩn cụ thể như thế nào là phong trào tốt, thế nào là hiệu quả... Chứ thực tế có nhiều đơn vị, thậm chí được phong anh hùng, nhưng đến lúc phanh phui ra lại có biết bao nhiêu là tiêu cực.
- Từ thực tế đó, có lẽ cần phải xem lại công tác thi đua khen thưởng?
Đã đến lúc cần phải tổ chức lại công tác thi đua, chứ như bây giờ thì tôi thấy “cán bộ thi đua” hơi nhiều, cái chúng ta phải làm là làm sao có nhiều chiến sĩ thi đua cơ mà. Làm sao để không sót những người có thành tích, nhưng cũng không biểu dương người không xứng đáng, như thế phong trào thi đua mới đi vào thực chất được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013, việc xét tặng huân chương Lao động hạng nhất được quy định: công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có 7 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích, có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến hay mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 7 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho nông dân.

Cán bộ như bàn tay ấy!

(Kiến Thức) - "Cán bộ giống như bàn tay ấy, ngón dài ngón ngắn, người tốt kẻ xấu”, ông Tạ Ngọc Đại chia sẻ.

Phải tự khôn lên thôi
Ông có hay giao dịch với cơ quan công quyền?

Đánh giá cán bộ khó lắm!

(Kiến Thức) - Lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một kênh tham khảo đánh giá cán bộ chứ không phải là công cụ bãi miễn vì nhiều khi tính chính xác không cao.

Có cán bộ, có cũng như không
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII sẽ sửa đổi Nghị quyết 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nội dung và hình thức lấy phiếu tín nhiệm cơ bản vẫn giữ nguyên 3 mức đánh giá là "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Một số cử tri thắc mắc, sao không để ra hai mức là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm"?

Tin mới