Khiếp sợ bom “mắt rắn” chuyên diệt bộ binh của Mỹ

Khiếp sợ bom “mắt rắn” chuyên diệt bộ binh của Mỹ

(Kiến Thức) - Trước khi những bom dẫn đường xuất hiện thì những quả bom thông dụng với bộ kit hãm được xem là vị cứu tinh của cả bộ binh lẫn phi công Mỹ.

Xem toàn bộ ảnh
Đối với các dòng máy bay tấn công mặt đất, việc triển khai các loại bom thông dụng luôn có những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, việc cắt bom quá nhanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng bộ binh đồng minh bên dưới mặt đất. Và để giải quyết vấn đề này Hải quân Mỹ đã đưa vào trang bị Mk 82 “Snake Eye” (Mắt rắn) - một loại  bom thông dụng đặc biệt có thể tự hãm tốc trong quá trình rơi giúp giảm thiểu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Nguồn ảnh: Sina
Đối với các dòng máy bay tấn công mặt đất, việc triển khai các loại bom thông dụng luôn có những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, việc cắt bom quá nhanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến lực lượng bộ binh đồng minh bên dưới mặt đất. Và để giải quyết vấn đề này Hải quân Mỹ đã đưa vào trang bị Mk 82 “Snake Eye” (Mắt rắn) - một loại bom thông dụng đặc biệt có thể tự hãm tốc trong quá trình rơi giúp giảm thiểu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Nguồn ảnh: Sina
Mk 82 “Snake Eye” được phát triển từ mẫu bom thông dụng Mk 82 - thiết kế bom phổ biến nhất của Quân đội Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa “Mắt rắn” so với các biến thể Mk 82 thông thường chính là việc nó được gắn thêm một thiết bị hãm tốc đặc biệt giúp quả bom rơi chậm hơi. Nguồn ảnh: Sina
Mk 82 “Snake Eye” được phát triển từ mẫu bom thông dụng Mk 82 - thiết kế bom phổ biến nhất của Quân đội Mỹ kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa “Mắt rắn” so với các biến thể Mk 82 thông thường chính là việc nó được gắn thêm một thiết bị hãm tốc đặc biệt giúp quả bom rơi chậm hơi. Nguồn ảnh: Sina
Thiết kế này giúp phi công có đủ thời gian để đưa máy bay ra khỏi vùng “Mắt rắn” được triển khai khi phải cắt bom ở độ cao thấp, bên cạnh đó nó cũng giúp bộ binh bên dưới mặt đất nhận ra được sự hiện diện của loại bom này nhờ vào tiếng phát ra từ cánh hãm của “Mắt rắn”. Nguồn ảnh: Sina
Thiết kế này giúp phi công có đủ thời gian để đưa máy bay ra khỏi vùng “Mắt rắn” được triển khai khi phải cắt bom ở độ cao thấp, bên cạnh đó nó cũng giúp bộ binh bên dưới mặt đất nhận ra được sự hiện diện của loại bom này nhờ vào tiếng phát ra từ cánh hãm của “Mắt rắn”. Nguồn ảnh: Sina
Thiết kế của “Mắt rắn” cũng không quá khác biệt so với các biến thể Mk 82 cải tiến với cân nặng hơn 220kg mỗi quả, do đó mỗi máy bay cường kích tấn công mặt đất như Grumman A-6 Intruder của Hải quân Mỹ vẫn có thể mang theo ít nhất 20 quả Mk 82 “Snake Eye” với các pod mở rộng đặt hai bên cánh và dưới thân. Nguồn ảnh: Sina
Thiết kế của “Mắt rắn” cũng không quá khác biệt so với các biến thể Mk 82 cải tiến với cân nặng hơn 220kg mỗi quả, do đó mỗi máy bay cường kích tấn công mặt đất như Grumman A-6 Intruder của Hải quân Mỹ vẫn có thể mang theo ít nhất 20 quả Mk 82 “Snake Eye” với các pod mở rộng đặt hai bên cánh và dưới thân. Nguồn ảnh: Sina
Những quả bom “Mắt rắn” đầu tiên được Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng trong những năm 1960 và nó có thể được triển khai trên hầu hết mọi loại chiến đấu cơ của Mỹ hay của đồng minh khi đó. Cấu tạo của “Mắt rắn” cũng không tới mức quá phức tạp vì nó vẫn sử dụng thân bom và ngòi nổ của Mk 82. Nguồn ảnh: Sina
Những quả bom “Mắt rắn” đầu tiên được Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng trong những năm 1960 và nó có thể được triển khai trên hầu hết mọi loại chiến đấu cơ của Mỹ hay của đồng minh khi đó. Cấu tạo của “Mắt rắn” cũng không tới mức quá phức tạp vì nó vẫn sử dụng thân bom và ngòi nổ của Mk 82. Nguồn ảnh: Sina
Đa phần những quả bom “Mắt rắn” đều sử dụng ngòi nổ hẹn giờ để phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và ngòi nổ chỉ được kích hoạt sau khi bom được cắt khỏi máy bay. Trong ảnh là những quả bom Mk 82 “Snake Eye” trên một chiếc cường kích A-6 với ngòi nổ M904. Nguồn ảnh: Sina
Đa phần những quả bom “Mắt rắn” đều sử dụng ngòi nổ hẹn giờ để phù hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau và ngòi nổ chỉ được kích hoạt sau khi bom được cắt khỏi máy bay. Trong ảnh là những quả bom Mk 82 “Snake Eye” trên một chiếc cường kích A-6 với ngòi nổ M904. Nguồn ảnh: Sina
Mk 82 “Snake Eye” thường được thả từ độ cao 4.500-7.600m, hầu hết ngay sau khi được triển khai bộ phận cánh hãm của nó sẽ được bật ra. Bên cạnh việc hãm tốc độ rơi cánh hãm của “Mắt rắn” ở một mặt nào đó cũng giúp điều hướng quả bom đi đến đúng mục tiêu mặt dù đa phần độ chính xác của nó hầu như không có. Nguồn ảnh: Wikimedia
Mk 82 “Snake Eye” thường được thả từ độ cao 4.500-7.600m, hầu hết ngay sau khi được triển khai bộ phận cánh hãm của nó sẽ được bật ra. Bên cạnh việc hãm tốc độ rơi cánh hãm của “Mắt rắn” ở một mặt nào đó cũng giúp điều hướng quả bom đi đến đúng mục tiêu mặt dù đa phần độ chính xác của nó hầu như không có. Nguồn ảnh: Wikimedia
Đến cuối những năm 1990 với sự xuất hiện của các loại bom dẫn đường bằng laser, Mk 82 “Snake Eye” cũng được cải tiến khi được trang bị thêm đầu dẫn laser và cánh lượn nhằm tăng độ chính xác của bom so với các biến thể Mk 82 trước đó. Tuy nhiên điều này cũng đồng thời báo hiệu thời điểm vai trò của những dòng bom như Mk 82 “Snake Eye” đã tới hồi kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest
Đến cuối những năm 1990 với sự xuất hiện của các loại bom dẫn đường bằng laser, Mk 82 “Snake Eye” cũng được cải tiến khi được trang bị thêm đầu dẫn laser và cánh lượn nhằm tăng độ chính xác của bom so với các biến thể Mk 82 trước đó. Tuy nhiên điều này cũng đồng thời báo hiệu thời điểm vai trò của những dòng bom như Mk 82 “Snake Eye” đã tới hồi kết thúc. Nguồn ảnh: Pinterest
Giống như Mk 82 “Snake Eye”, hiện tại Mk 82 vẫn được Quân đội Mỹ sử dụng làm nền tảng cho các loại bom dẫn đường thông minh hay bom lượn tất nhiên cấu tạo của nó trở nên phức tạp hơn. Ví dụ điển hình là các dòng bom như GBU-12 hay GBU-38 JDAM, giá thành của chúng cũng trở nên đắt đỏ hơn nhưng bù lại chúng lại có độ chính xác. Nguồn ảnh: Flickr
Giống như Mk 82 “Snake Eye”, hiện tại Mk 82 vẫn được Quân đội Mỹ sử dụng làm nền tảng cho các loại bom dẫn đường thông minh hay bom lượn tất nhiên cấu tạo của nó trở nên phức tạp hơn. Ví dụ điển hình là các dòng bom như GBU-12 hay GBU-38 JDAM, giá thành của chúng cũng trở nên đắt đỏ hơn nhưng bù lại chúng lại có độ chính xác. Nguồn ảnh: Flickr
Trong ảnh là cấu tạo mở thanh cánh hãm của Mk 82 “Snake Eye” ngay sau khi nó được thả. Một sợi dây thép được gắn từ ngòi nổ đến điểm chốt mở của cánh hãm giữ cho nó không bật ra, khi bom được cắt khỏi máy bay sợi dây thép này cũng bật ra tháo chốt cho cánh hãm lẫn ngòi nổ của quả bom. Nguồn ảnh: Wikimedia
Trong ảnh là cấu tạo mở thanh cánh hãm của Mk 82 “Snake Eye” ngay sau khi nó được thả. Một sợi dây thép được gắn từ ngòi nổ đến điểm chốt mở của cánh hãm giữ cho nó không bật ra, khi bom được cắt khỏi máy bay sợi dây thép này cũng bật ra tháo chốt cho cánh hãm lẫn ngòi nổ của quả bom. Nguồn ảnh: Wikimedia
Nhìn chung trong suốt 40 năm hoạt động Mk 82 “Snake Eye” đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình và tạo tiền đề cho việc phát triển các dòng bom điều hướng sau này. Nguồn ảnh: Wikimedia
Nhìn chung trong suốt 40 năm hoạt động Mk 82 “Snake Eye” đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình và tạo tiền đề cho việc phát triển các dòng bom điều hướng sau này. Nguồn ảnh: Wikimedia
Bên cạnh Mk 82 “Snake Eye”, Hải quân – Không quân Mỹ còn sở hữu nhiều dòng bom khác có nguyên lý hoạt động tương tự tuy nhiên chúng lại sử dụng dù hay bóng khí để hãm tốc độ rơi. Với các loại bom thông dụng thông thường việc sử dụng nguyên lý hãm tốc kiểu này khiến quả bom trở nên kém chính xác hơn so với những quả bom thông thường. Nguồn ảnh: Integrated Publishing
Bên cạnh Mk 82 “Snake Eye”, Hải quân – Không quân Mỹ còn sở hữu nhiều dòng bom khác có nguyên lý hoạt động tương tự tuy nhiên chúng lại sử dụng dù hay bóng khí để hãm tốc độ rơi. Với các loại bom thông dụng thông thường việc sử dụng nguyên lý hãm tốc kiểu này khiến quả bom trở nên kém chính xác hơn so với những quả bom thông thường. Nguồn ảnh: Integrated Publishing
Trọng lượng của mỗi quả bom Mk 82 từ 227kg đến 259kg tùy vào từng biến thể tuy nhiên mỗi quả Mk 82 đều mang theo khối lượng thuốc nổ nhất định là 89kg. Nhiệm vụ của Mk 82 trên chiến trường cũng rất đa dạng và có thể được triển khai trên nhiều dòng máy bay khác nhau từ chiến đấu cơ cho đến máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Nguồn ảnh: Aircraft Modelling
Trọng lượng của mỗi quả bom Mk 82 từ 227kg đến 259kg tùy vào từng biến thể tuy nhiên mỗi quả Mk 82 đều mang theo khối lượng thuốc nổ nhất định là 89kg. Nhiệm vụ của Mk 82 trên chiến trường cũng rất đa dạng và có thể được triển khai trên nhiều dòng máy bay khác nhau từ chiến đấu cơ cho đến máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Nguồn ảnh: Aircraft Modelling
Trong ảnh là một chiếc B-52 rải thảm bom Mk 82 “Snake Eye” trong một nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất, trần bay của B-52 được hạ xuống mức thấp nhất có thể để tăng độ chính xác cho đợt tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia
Trong ảnh là một chiếc B-52 rải thảm bom Mk 82 “Snake Eye” trong một nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất, trần bay của B-52 được hạ xuống mức thấp nhất có thể để tăng độ chính xác cho đợt tấn công. Nguồn ảnh: Wikimedia
Do có độ chính xác không cao nên Mk 82 thường được triển khai với số lượng lớn nhằm hạn chế thấp nhất việc bỏ xót mục tiêu và tùy thuộc vào từng nhiệm vụ hay mục tiêu khác nhau từng biến thể nhất định sẽ được sử dụng. Trong ảnh là một đợt không kích bằng Mk 82 của Không quân Mỹ, độ chính xác của nó khá tệ bom rơi phân bố không đều và nằm cách quá xa so với mục tiêu giả định. Nguồn ảnh: Wikimedia
Do có độ chính xác không cao nên Mk 82 thường được triển khai với số lượng lớn nhằm hạn chế thấp nhất việc bỏ xót mục tiêu và tùy thuộc vào từng nhiệm vụ hay mục tiêu khác nhau từng biến thể nhất định sẽ được sử dụng. Trong ảnh là một đợt không kích bằng Mk 82 của Không quân Mỹ, độ chính xác của nó khá tệ bom rơi phân bố không đều và nằm cách quá xa so với mục tiêu giả định. Nguồn ảnh: Wikimedia

GALLERY MỚI NHẤT