Kho bạc Nhà nước gửi tiền tại những ngân hàng nào?

Tính đến hết tháng 6, tổng số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại 3 ngân hàng gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV là hơn 113.500 tỷ đồng.

Theo báo cáo mới nhất từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tính đến cuối tháng 8/2017, Kho bạc Nhà nước đang mang khoảng 160.000 tỷ đồng đi gửi tại các ngân hàng. So với đầu năm, khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã tăng tới 68%.
Trước đó, báo cáo kinh tế 5 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng chỉ ra số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng tính đến cuối tháng 5 đạt khoảng 143.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với đầu năm.
Kho bac Nha nuoc gui tien tai nhung ngan hang nao?
 
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại cũng cho biết số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các nhà băng lớn cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, trong số các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước đang gửi nhiều tiền nhất tại Vietcombank với số dư tiền gửi tính đến cuối tháng 6 là 61.837 tỷ đồng.
Trong đó, hơn 80% tiền gửi bằng tiền đồng, còn lại là tiền gửi bằng ngoại tệ. So với số dư đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã gửi thêm hơn 19.000 tỷ đồng vào nhà băng này chỉ sau 6 tháng, tương đương mức tăng hơn 69%.
Tính đến hết quý II, Kho bạc Nhà nước cũng đang gửi tới 30.456 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại quốc doanh khác là BIDV, phần lớn trong đó cũng là tiền đồng. Tuy nhiên, so với đầu năm, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại đây chỉ tăng nhẹ 5%, tương đương 1.600 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại VietinBank cũng lên tới 21.262 tỷ đồng. Tuy nhỏ hơn so với số dư tại Vietcombank và BIDV, nhưng so với số dư hồi đầu năm thì giá khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại nhà băng này đã tăng hơn 118.000 lần.
Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi tại đây hồi đầu năm 2017 chỉ vỏn vẹn 180 triệu đồng. Tương tự, 6 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước cũng đã mang 1.439 tỷ đồng đi gửi tại MBBank.
Ngoài ra, một số nhà băng khác như Techcombank, SHB cũng có các khoản nợ Chính phủ và NHNN tính đến hết ngày 30/6 vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy vậy, con số này bao gồm cả tiền gửi của Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và thậm chí cả Bộ Tài chính. Tại VIB cũng có số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước lên tới 1.000 tỷ đồng và được hưởng lãi suất 3,8%/năm.
Kho bac Nha nuoc gui tien tai nhung ngan hang nao?-Hinh-2
 
Tổng cộng, tại 4 nhà băng là Vietcombank, BIDV, VietinBank và MBBank, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tính đến hết tháng 6 đã lên tới gần 115.000 tỷ đồng.
Điều này cho thấy Kho bạc Nhà nước trong những tháng đầu năm đã đẩy mạnh mang tiền đi gửi ngân hàng thương mại, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh.
Theo đánh giá từ các chuyên gia tài chính, việc Kho bạc Nhà nước mang tiền đi gửi có thể giúp chính sách tiền tệ được hưởng lợi nhưng sẽ đẩy áp lực lên chính sách tài khóa.
Theo đó, với việc Kho bạc Nhà nước mang tiền đi gửi ngân hàng sẽ giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt hơn khi có thêm một lượng tiền gửi lớn với lãi suất thấp.
Điều này cũng giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện để giảm lãi suất trên thị trường, bao gồm lãi suất cho vay, lãi suất huy động thị trường 1 và cả lãi suất liên ngân hàng. Ngoài ra, việc có dòng tiền lớn hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng sẽ giúp tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được đẩy mạnh góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2017 đạt 21%.
Tuy nhiên, điều này lại cho thấy hoạt động giải ngân nguồn vốn đầu tư công của nước ta đang gặp trở ngại. Trong khi vốn đầu vào từ các hoạt động thu thuế, phí và lệ phí, trái phiếu Chính phủ đang dồi dào thì đầu ra lại chậm chạp.
Giới chuyên gia cho rằng vốn đầu tư công không thể đẩy ra ngoài thị trường để xây dựng các công trình như đường xá, cầu cống, trường học, y tế… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế và mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017.

Hư thực chuyện ngân hàng thưởng khủng

Mặt bằng thưởng Tết của ngân hàng, tài chính trội lên hẳn nhưng cá biệt tại một số đơn vị, chi nhánh làm ăn không hiệu quả, nợ xấu cao, thưởng Tết lại rất “hẻo”.

Video thưởng Tết 2016, kẻ khóc người cười (Nguồn: Youtube):

Thưởng Tết hay là lĩnh nốt lương Các nhà băng đã bắt đầu rót tiền qua tài khoản nhân viên. Khảo sát mặt bằng chung cho thấy thưởng Tết của ngân hàng dao động từ 1-5 tháng lương. Ngay cả với những ngân hàng bị mua giá 0 đồng, có thể vẫn có thưởng Tết nhưng mức rất “hẻo”. Hiện xếp vị trí số 1 đang thuộc về Vietcombank với mức khoảng 5 tháng lương ngoài tháng lương thứ 13. Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2015 của Vietcombank, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, năm 2016, Vietcombank sẽ phấn đấu trở thành ngân hàng trả lương cao nhất hệ thống. Dự kiến mức lương bình quân sẽ tăng từ 18,5 triệu đồng/tháng lên 24 triệu đồng/tháng.   Ngày 29/1, một lãnh đạo Vietcombank cho rằng, chính xác phải hiểu đó là “quyết toán lương” chứ không phải là thưởng Tết. “Mọi người muốn hiểu bao nhiêu cũng được nhưng cứ lấy  tổng quỹ lương cả năm chia cho tổng số cán bộ công nhân viên, sau  đó chia cho 13 tháng thì ra con số chính xác. Có giám đốc chi nhánh lương tới 30 triệu đồng/tháng nhưng có chi nhánh lỗ, lương giám đốc chưa tới 17 triệu/tháng”, vị này cho hay. Tại Vietinbank, Tổng Giám đốc- Nguyễn Đức Thọ cho biết, năm nay thưởng Tết của Vietinbank tương đương khoảng 2 tháng thu nhập. “Phần này thuộc tổng khoản chi trong quỹ lương. Anh em làm vất vả cả năm, giờ đạt kết quả tốt thì phải trả phần thu nhập còn giữ”, ông Thọ lý giải thêm. Tại MB, một nhân viên ở đây bật mí: Áng chừng được vài tháng thu nhập. Cho đến giờ này, BIDV, Agribank, HDbank, MB bank, Pvcombank, Seabank, chi mức thưởng Tết phổ biến là 1-3,5 tháng lương. Các ngân hàng cũng có kết quả kinh doanh tốt như ACB, Sacombank được các lãnh đạo cho hay, kiểu gì cũng có mức thưởng  xứng đáng.
Nhiều ngân hàng thưởng Tết cho nhân viên vài tháng lương. Ảnh: Như Ý.
Nhiều ngân hàng thưởng Tết cho nhân viên vài tháng lương. Ảnh: Như Ý. 
Còn nhiều ẩn số Khác với cách tính thông thường của các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp FDI, khối tài chính ngân hàng có cách tính lương khá “dích dắc” dựa nhiều vào kết quả kinh doanh và nhiều thang bậc. Ngoài ra, mức thưởng cho nhân viên ngân hàng, sẽ không tính bình quân để “bổ đầu”, mà đánh giá dựa trên KPI của từng người hoặc dựa theo doanh số, kết quả kinh doanh của từng chi nhánh.  Thế nên, có thể cùng là thưởng 1, 3 hay 5 tháng lương nhưng với mỗi vị trí, mỗi ngân hàng luôn cho kết quả khác nhau, thậm chí có thể chênh cả chục lần. Một cán bộ phụ trách cấp phòng tại Hội sở Vietcombank chia sẻ: “Thực ra con số đó không chính xác và cũng không phải là ngân hàng thưởng Tết”. Theo vị này, trong quá trình hoạt động và được giao chỉ tiêu, tất cả các phòng ban chi nhánh đều có hai lương (lương cơ bản và lương kinh doanh). Hằng tháng, khi chi trả lương, không được trả hết lương kinh doanh (được tính trên căn cứ chỉ tiêu công việc giao) mà sẽ để lại một phần. “Sau khi hết năm có kết quả kinh doanh rồi thì mới lấy đó để chi trả thêm phần còn lại; thậm chí cộng thêm phần vượt” - vị này nói.  Một lãnh đạo cấp phòng ngân hàng bị mua giá 0 đồng Oceanbank cho biết, hôm nay mới nhận được tháng lương 12/2015. Còn nếu có thưởng, chắc chúng tôi phải chờ xin đủ chữ ký 3 cơ quan là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. DN cả nước bình quân thưởng 1 tháng lương  Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Lao động Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, có 87% số doanh nghiệp (DN) báo cáo có thưởng Tết năm 2016 với mức thưởng Tết bình quân là 1 tháng lương (khoảng 5,53 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với Tết năm 2015). Người có mức thưởng cao nhất là 2,028 tỷ đồng/người, thấp nhất là 24.000 đồng/người (đều thuộc khối DN có vốn đầu tư nước ngoài). Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, điều DN lo lắng hiện nay không phải là thưởng Tết năm nay, mà lo trang trải chi phí cho năm 2016. “Năm tới, áp lực tăng lương tối thiểu vùng cùng với tiền đóng bảo hiểm tăng lên do thay đổi cách tính lương, những chi phí đó mới đáng lo với DN”, ông Huân nói. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, với chương trình “Tết sum vầy 2016” triển khai ở hầu hết các Liên đoàn lao động địa phương. Qua chương trình, sẽ có hàng ngàn suất quà Tết được trao cho các công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, có hơn 5.000 vé xe, với hơn 1.000 chuyến tàu, xe sẽ hỗ trợ đưa công nhân lao động quê xa về nhà đón Tết cùng gia đình.    

Đọ mức lương cao ngất ngưởng của các đại gia ngân hàng Việt

(Kiến Thức) -Với quỹ lương và phụ cấp ở mức cao trong quý đầu năm 2016, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng trả lương cao nhất.

Theo báo cáo tài chính mới nhất trong năm 2016 của ngân hàng Vietcombank, tại thời điểm hiện tại mức trả lương cho nhân viên vủa ngân hàng này đã tăng cao so với cùng kì năm 2015.

Tin mới