"Kho báu bất thường" ở "thành phố hóa đá" Pompeii

Cuộc khai quật mới ở "thành phố hóa đá" Pompeii đã đưa các nhà khảo cổ lọt vào một kho báu ngoài sức tưởng tượng, đem đến một lát cắt thời gian hoàn hảo.

Theo Science Alert, những gì mà đội khai quật ở Công viên Khảo cổ Pompeii (Ý) gọi là "kho báu bất thường nhất" là một ngôi nhà rộng lớn, nơi mọi vật bên trong như bị ngưng đọng thời gian suốt 2.000 năm.

"Kho báu bất thường" ở "thành phố hóa đá" Pompeii ảnh 1

Một góc công trường xây dựng cổ đại với các phiến đá còn xếp ngay ngắn - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII

Pompeii là thành phố cổ đã bị tàn phá bởi vụ phun trào núi lửa Vesuius vào năm 79 sau Công nguyên.

Di tích này nổi tiếng với những "người hóa đá" theo đủ mọi tư thế, là những nạn nhân bị tro bụi núi lửa bao bọc quá nhanh đến nỗi qua đời mà vẫn giữ nguyên tư thế khi còn sống: Đang nằm, đang ngồi bó gối, đang bỏ chạy...

Theo Science Alert, họ đã lọt vào một công trường xây dựng được bảo tồn trong trạng thái y như vẫn đang hoạt động dù đã qua 2.000 năm.

Bên trong ngôi nhà, nơi công việc sửa chữa được tiến hành ngay trước khi thảm họa xảy ra, là những đống vôi vữa không hề suy suyễn, gạch lát sàn được xếp gọn gàng để chuẩn bị thi công...

Tất cả đem đến cho các nhà khảo cổ một lát cắt thời gian hoàn hảo, cho họ nhìn trực tiếp vào hoạt động sống của con người, kỹ thuật xây dựng vào thời điểm tận 2.000 năm trước.

Ngôi nhà thuộc về một người thợ làm bánh, còn nguyên một chiếc lò nướng bên trong.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy một tác phẩm nghệ thuật mô tả bánh mì dẹt và một ly rượu vang, cũng như một tấm áp phích bầu cử thể hiện sự ủng hộ với một chính trị gia tên Aulus Rustius Verus.

Cách lò nướng không xa, người ta cũng tìm thấy thi thể của hai phụ nữ và một cậu bé.

Tại phòng tiếp tân của ngôi nhà, những hiện vật dùng để kiểm đếm phục vụ công tác xây dựng cũng còn nguyên.

Trong khi đó, tại phòng thờ của gia đình là những chiếc bình amphorae dùng để trộn thạch cao nhằm hoàn thiện các bức tường trong căn phòng.

Một số dụng cụ xây dựng mà đến nay vẫn được dùng tới như quả dọi, dụng cụ khuấy bê tông... cũng được tìm thấy trong các căn phòng khác.

Phát hiện này còn đặc biệt quan trọng bởi tiết lộ về công thức và phương pháp trộn bê tông của người La Mã cổ đại, vốn bền chắc và thậm chí có khả năng tự phục hồi những vết nứt nhỏ, khiến chúng bền vững qua hàng ngàn năm.

Phân tích cho thấy vôi khô, pozzolana khô được trộn với nước rất nóng để tạo ra bê tông rất bền, đông kết nhanh và tự phục hồi nhờ độ ẩm.

Pozzolana là một loại vật liệu vô cơ có khả năng kết hợp với vôi tôi để tạo thành hợp chất có tính chất kết dính tương tự như xi măng. Pozzolana tự nhiên thường là tro núi lửa hoặc từ đá bọt. Pozzolana nhân tạo có thể được sản xuất từ một số vật liệu thải công nghiệp.

Trình độ của người Pompeii nói riêng và La Mã cổ đại nói chung đáng nể đến nỗi các nhà khoa học cho rằng nhân loại ngày nay có thể học hỏi nhiều điều từ các kỹ thuật xây dựng và công nghệ vật liệu của họ.

Giải mật việc người đàn ông không gắn dao vào bàn tay trong mộ cổ 1.500 năm

Một bằng chứng sớm về việc sử dụng "chi giả" vừa được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ nằm giữa nghĩa trang đầy bí ẩn ở phía Bắc nước Ý.

Theo Science Alert, đó là một nghĩa trang thời Trung Cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 sau Công Nguyên. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm bộ hài cốt người, ngoài ra còn có một con ngựa không đầu, một số con chó săn lông xám. Hài cốt người đàn ông nói trên gây chú ý hơn cả.

Giai mat viec nguoi dan ong khong gan dao vao ban tay trong mo co 1.500 nam

Người đàn ông có tay trái là một con dao - Ảnh: Đại học Sapienza

Phân tích bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Ileana Micarelli từ Đại học Sapienza ở Rome (Ý) cho thấy bàn tay của người đàn ông đã bị cắt bỏ do một chấn thương, được tạo ra bởi một vật cùn.

"Có khả năng chi bị cắt cụt vì lý do y tế hoặc cẳng tay bị gãy do vô tình ngã, dẫn đến gãy xương không thể chữa lành. Tuy nhiên với văn hóa chiến binh của người Longobard cổ đại, tổn thất do chiến đấu cũng có thể xảy ra" bài công bố trên Journal of Anthropological Sciences cho hay.

Kiểm tra kỹ hơn, đầu xương cho thấy bằng chứng của một dạng áp lực cơ sinh học, góp phần tạo thành dạng mô sẹo đặc trưng, phù hợp với đầu chi của những người được gắn chi giả thời hiện đại.

Người ta còn tìm thấy vết mòn rõ ràng trên răng của người đàn ông, rất có thể do việc anh ta thường xuyên dùng răng để thắt chặt dây đai của một vật gắn trên tay cụt.

Trong mộ cổ, các nhà khoa học tìm thấy một vật kỳ lạ: một lưỡi dao, một chiếc khóa hình chữ D và một vật liệu hữu cơ đã phân hủy nằm ngay tay cụt của người đàn ông.

Điều này gợi ý về một con dao được gắn trên một chiếc mũ da nhỏ chụp vào tay cụt của người đàn ông - một dạng tay giả dành cho một chiến binh.

Phân tích kỹ hơn hài cốt, các nhà khoa học nhận thấy người đàn ông đã sống rất lâu sau khi bị mất tay, điều hiếm gặp ở thời Trung Cổ vì trong thời kỳ tiền kháng sinh, sống khỏe mạnh với một phần cơ thể quan trọng bị mất là rất khó khăn. Rõ ràng anh ta đã được chăm sóc và hỗ trợ rất chu đáo bởi gia đình và cộng đồng.

Phát hiện Trái Đất có 'nhịp tim': Cảnh báo rùng mình về thảm họa

Hàng loạt thảm họa thiên nhiên đáng sợ và sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đã hé lộ "nhịp tim" của Trái Đất, một chu kỳ 27,5 triệu năm hoàn toàn khắc nghiệt.

"Nhiều nhà địa chất tin rằng các sự kiện địa chất là ngẫu nhiên theo thời gian, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thống kê cho một chu kỳ chung: những sự kiện địa chất này có mối tương quan và không phải ngẫu nhiên", nhà địa chất học Michael Rampino từ Đại học New York (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trên Science Alert.

Tiến sĩ Rampino và các cộng sự đã tiến hành phân tích độ tuổi và cách thức xảy ra của 89 sự kiện địa chất được biết rõ từ 260 triệu năm qua.

Tin mới