Kho chứa xăng dầu “khủng” nhất Việt Nam sẽ được xây dựng ở đâu?

Việt Nam sẽ xây mới 500.000m3 kho chứa xăng dầu đến 2030. Kho dự trữ dầu thô sẽ được xây mới tại khu vực gần nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn.

Chiều 9/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng, khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
3 quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm: Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Bộ trưởng, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng và công nghiệp khai khoáng quốc gia theo hướng hiện đại, bền vững, công bằng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp.
Kho chua xang dau “khung” nhat Viet Nam se duoc xay dung o dau?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Bộ Công Thương).
Để hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan làm tốt công tác truyền thông; tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu, giải pháp đề ra trong quy hoạch, bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện...
Đối với Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt, các mục tiêu gồm:
Về xăng dầu: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến xăng dầu đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021-2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030. Dự trữ thương mại chứa tăng thêm 2,5-3,5 triệu m3 trong giai đoạn 2021-2030, đạt sức chứa tới 10,5 triệu m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30-35 ngày nhập ròng.
Dự trữ quốc gia đảm bảo sức chứa từ 500.000 đến 1 triệu m3 sản phẩm xăng dầu và 1-2 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021-2030; đảm bảo sức chứa 500.000-800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2-3 triệu tấn dầu thô, đáp ứng 25-30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.
Với hạ tầng, Việt Nam sẽ xây mới 500.000m3 kho chứa xăng dầu đến 2030 phục vụ dự trữ quốc gia. Kho dự trữ dầu thô sẽ được xây mới 1-2 kho tại các khu vực gần nhà máy lọc dầu (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn), với tổng công suất 1-2 triệu tấn dầu thô.
Về khí đốt: Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800.000 tấn giai đoạn 2021-2030 và tới 900.000 tấn giai đoạn sau năm 2030; đối với LNG đạt 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021-2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.

TPHCM: 90% các cửa hàng xăng dầu đảm bảo đủ nguồn cung

Ngoài những đơn vị đóng cửa sửa chữa, trên địa bàn TPHCM có khoảng 10% cửa hàng đang tạm ngừng kinh doanh mặt hàng xăng do thiếu nguồn cung cục bộ.

Thông tin trên được ông Ngô Hồng Y - Trưởng phòng Thương mại, Sở Công Thương TPHCM  cho biết trong buổi họp báo chiều 10/11, về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế diễn ra tại Trung tâm Báo chí thành phố.

TPHCM: 90% cac cua hang xang dau dam bao du nguon cung

Ông Ngô Hồng Y cung cấp thông tin về tình hình xăng dầu tại buổi họp báo

Diễn biến xấu trên thị trường xăng dầu thế giới, lộ bất ổn trong nước

Nếu không có diễn biến xấu trên thị trường xăng dầu thế giới trong khoảng 1 năm qua thì những bất ổn ở thị trường trong nước hẳn vẫn chưa lộ ra.

Phản ánh với báo chí, doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu cho hay họ bị ăn chặn chiết khấu một cách trắng trợn trong nhiều năm qua. Đầu mối, thương nhân phân phối được quyền quyết định việc chia hay không chia chiết khấu cho DN bán lẻ và chia với tỉ lệ bao nhiêu. Đã có chuyện DN bán lẻ bị cắt chiết khấu còn 0 đồng hoặc chỉ được nhận mức "có cũng như không" là 100-200 đồng/lít - bằng 1/10 chi phí hoạt động. Đến khi bị tố, thương nhân phân phối lập tức tăng chiết khấu lên gấp hơn 10 lần, dù thị trường không có biến động đáng kể.

Chưa hết, đại lý bán lẻ không được chia phần chi phí định mức và lợi nhuận định mức đã được tính vào giá xăng theo quy định là 1.350 đồng cho cả 3 khâu: đầu mối, thương nhân phân phối và bán lẻ. Thế nhưng, khi kinh doanh thua lỗ, khu vực bán lẻ vẫn phải duy trì hoạt động, không được đóng cửa hàng, nếu không sẽ bị phạt; còn đầu mối, thương nhân phân phối lại đứng ngoài những áp lực này.

Tin mới