Khổ như cung nữ Thanh triều: Sai lầm nhỏ cũng có thể mất mạng

Có bao giờ bạn thắc mắc, vì sao các cung nữ thời xưa dường như luôn nằm trong tư thế nghiêng người qua một bên khi ngủ?

Nếu là một phim cung đấu chân chính, hình ảnh các cung nữ thường xuyên nằm ngủ nghiêng trong trạng thái thấp thỏm lo âu hẳn rất đỗi quen thuộc với chúng ta.

Vì đâu mà cung nữ luôn nằm nghiêng như thế? Quy tắc gì khiến họ phải vừa ngủ vừa đề phòng như vậy?

Kho nhu cung nu Thanh trieu: Sai lam nho cung co the mat mang
Có người cho rằng, cung nữ chọn tư thế nghiêng khi nằm ngủ là do sợ Hoàng đế bỗng bất chợt tìm đến thị tẩm. Tuy nhiên điều này đã bị chính Hoàng đế Phổ Nghi phủ nhận. Ông từng chia sẻ trong cuốn tự sự đời mình: "Chuyện cung nữ nằm ngủ nghiêng đúng là có thật, nhưng nếu bảo nằm như thế là để đề phòng Hoàng đế thì là nói bậy nói bạ".

Trên thực tế, tư thế ngủ kỳ lạ này không do Hoàng đế đặt ra, nhưng vẫn có liên quan trực tiếp đến Hoàng đế và cả vị thế đặc biệt của cung nữ trong chốn hậu cung ba nghìn giai lệ.

Không cần phải bàn cãi, cung nữ là một trong những nhóm người có xuất thân kém nhất, là đối tượng mà ai cũng có thể bắt nạt, ví như chủ vị các cung, ma ma, thái giám. Để có thể thoát khỏi số kiếp khốn khổ này, không ít cung nữ chọn con đường quyến rũ Hoàng đế - người có vị thế không ai sánh bằng trong chốn cung cấm để một bước lên mây.

Những chuyện tương tự thế này không hề hiếm trong lịch sử, hẳn các phi tần trong cung đều ít nhiều biết đến. Vậy nên để đề phòng những màn "đảo chính" này, các vị chủ nhân trong cung đã bày ra quy tắc cho cung nữ nằm ngủ nghiêng một bên, đồng thời phải khép chặt hai chân và hai tay, tạo thành một tư thế “kín cổng cao tường”, đề phòng Hoàng đế bỗng nảy sinh hứng thú với các cung nữ.

Kho nhu cung nu Thanh trieu: Sai lam nho cung co the mat mang-Hinh-2

Rõ ràng so với dáng nằm thông thường, việc nằm nghiêng một bên, tay chân kín kẽ trong chăn mền khiến việc quyến rũ Hoàng đế trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng của cung nữ cũng phản ánh tư tưởng mê tín dị đoan của người Trung Quốc xưa. Như chúng ta đều biết, Hoàng đế được xem là "chân mệnh thiên tử", là đấng chí tôn khác biệt với người thường.

Hoàng cung có thể xem là nhà của vị "thần" này, nếu lúc nào đó Hoàng đế ngẫu nhiên đi lại trong cung thấy cung nữ nằm ngửa mặt trong tư thế quá thoải mái, thậm chí còn... vừa ngủ vừa ngáy. Vậy hành vi ấy có thể khép vào tội bất kính với thiên tử. Thế nên để tránh làm phật lòng Hoàng đế, các cung nữ đều ngủ nghiêng một bên để tay chân hạn chế hoạt động, tránh sinh ra những cử chỉ vô phép vô tắc trong lúc ngủ mê man.

Kho nhu cung nu Thanh trieu: Sai lam nho cung co the mat mang-Hinh-3

Lý do cuối cùng cũng đồng thời là lí do thuyết phục nhất, đó là ngủ nghiêng sẽ tăng hiệu suất phục vụ của cung nữ hơn. Phận làm "con ở" trong chốn cung đình, từng giây từng phút của cung nữ đều dành để phục vụ các vị chủ nhân. Nhỡ mà chậm trễ giây phút nào, nhẹ thì bị phạt bổng lộc, nặng thì ăn đòn roi, vậy nên họ buộc phải hình thành thói quen dễ ngủ dễ tỉnh.

Với tư thế nằm thông thường, cảm giác thoải mái, tròn giấc có thể sẽ khiến cung nữ khó bừng tỉnh nhanh. Trong khi nằm nghiêng, chỉ với một tiếng động hoặc cử chỉ nhỏ, họ cũng có thể giật mình rời giường và sẵn sàng phục vụ các chủ nhân.

Ràng buộc về tư thế nằm ngủ như trên đã khổ, ràng buộc về mặt ăn uống tắm gội của các cung nữ cũng khổ không kém. Họ không được tắm rửa thường xuyên mỗi ngày như phi tần, càng không được ăn đầy đủ và ăn các món cay, mặn cho thỏa vị giác như người khác. Nguyên do cũng lại vì để không phật lòng các vị chủ nhân trong cung. Chuyện nghe cứ như đùa, nhưng thực tế lại có thật.

Kho nhu cung nu Thanh trieu: Sai lam nho cung co the mat mang-Hinh-4

Thậm chí có cung nữ từng bị thái giám hạ lệnh đánh chết vì... đánh rắm ngay bên cạnh Từ Hi do ăn quá no. Có thể thấy, cung nữ luôn phải chật vật tìm cách sinh tồn giữa trăm ngàn quy củ do tầng lớp thống trị đặt ra. Khổ cực là thế, nhưng họ không thể phản kháng mà chỉ đành chấp nhận số mệnh.

Dòng họ nào có nhiều người làm hoàng đế nhất lịch sử Trung Quốc?

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, 24 triều đại với 494 hoàng đế đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu, dòng họ quyền lực có nhiều người làm vua nhất là họ Lưu với 66 hoàng đế.

Dong ho nao co nhieu nguoi lam hoang de nhat lich su Trung Quoc?
Lịch sử phong kiến kéo dài hàng ngàn năm gắn liền với sự hưng thinh, suy tàn của 24 triều đại. Theo thống kê, 494 hoàng đế thuộc 24 triều đại này đã lần lượt trị vì đất nước với thời gian tại vị khác nhau. 

Cung nữ, thái giám Trung Quốc hãi nhất nơi nào trong Tử Cấm Thành?

Ở Trung Quốc thời phong kiến, cung nữ, thái giám rất sợ khi bị đưa tới một nơi trong Tử Cấm Thành. Đó chính là Thận Hình ty. Nhiều người bị tra khảo tại đây đều khó có thể trở ra lành lặn như ban đầu.

Cung nu, thai giam Trung Quoc hai nhat noi nao trong Tu Cam Thanh?
 Khi làm việc trong Tử Cấm Thành, các cung nữ, thái giám luôn phải cẩn thẩn, tỉ mỉ từng lời nói, hành động. Họ phải luôn cố gắng làm tốt công việc khiến hoàng đế, các phi tần hài lòng. Nếu không may phạm lỗi thì họ sẽ có thể đối mặt với những hình phạt như phạt quỳ, đánh, thậm chí là phải trả giá bằng cả tính mạng. 

Giải mật lá thư hé lộ nỗi sợ ám sát của hoàng đế La Mã

Các nhà nghiên cứu đã giải mật mã 500 tuổi được hoàng đế La Mã Charles V viết trong một bức thư năm 1547. Trong bức thư gửi cho đại sứ của nước này ở Pháp, hoàng đế Charles V bày tỏ nỗi lo sợ bị ám sát.

Giai mat la thu he lo noi so am sat cua hoang de La Ma
 Sau 6 tháng nghiên cứu, các chuyên gia ở phòng thí nghiệm Loria, Pháp đã giải mã thành công mật mã 500 tuổi trong bức thư của hoàng đế La Mã Charles V kiêm nhà vua Tây Ban Nha. Theo sử sách, ông cai trị vương quốc khổng lồ bao gồm phần lớn phía tây châu Âu và châu Mỹ trong thời gian hơn 40 năm.

Tin mới