(Kiến Thức) - Thực tế thì lính xe tăng ở đâu cũng khổ, nhất là khi họ phải điều khiển những loại phương tiện đời cũ, thiếu thốn các thiết bị hỗ trợ kíp lái. Quân đội Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Được điều khiển những loại xe tăng hiện đại là điều bất cứ người lính nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, với kho khí tài "từ cổ chí kim" mới cũ đủ cả của Trung Quốc, binh sĩ phải khổ sở vật lộn với những chiếc xe tăng từ thời Chiến tranh Lạnh lại có số lượng nhiều hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Những chiếc xe tăng đời cũ này không những dễ bị triệt hạ hơn trên chiến trường mà còn làm khổ các kíp lái ngay cả khi trên bãi tập luyện. Nguồn ảnh: 81.
Đơn cử như nhiệt độ bên trong xe tăng lúc nào cũng vượt ngưỡng 50 độ C, nhất là vào thời tiết mùa hè nóng nực, nhiệt độ trong xe sẽ khiến bất cứ một người lính mới nào bị ngất xỉu sau một thời gian ngắn. Tất nhiên là ở các loại xe tăng đời cũ, điều hòa nhiệt độ là thứ xa xỉ. Nguồn ảnh: Sina.
Kế đó là tới việc những chiếc xe tăng đời cũ đòi hỏi sự bảo dưỡng kỹ lưỡng và chu đáo hơn so với các loại xe tăng tiên tiến. Ảnh: Sĩ quan kỹ thuật Trung Quốc căn chỉnh nòng pháo xe tăng. Nguồn ảnh: 81.
Việc thay nòng cũng cực kỳ vất vả, nhất là khi các loại xe tăng cũ như Type 59, Type 69/79 lại sử dụng nòng có rãnh khương tuyến, đòi hỏi bảo dưỡng và thay mới liên tục ngay sau khi khương tuyến bị mòn. Nguồn ảnh: 81.
Binh lính xe tăng Trung Quốc huấn luyện nối xích. Nguồn ảnh: 81.
Các loại xe tăng cũ thường dùng dùng bình ác-quy để quay bánh đà khởi động. Mỗi cục ác-quy có trọng lượng tới 200 kg và mỗi xe cần vài cục để cung cấp đủ điện để khởi động. Xe tăng đời mới ngay nay khởi động bằng khí nén, chỉ việc kéo ống nạp khí vào bình là xong, nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với việc thay ác quy. Nguồn ảnh: Sina.
Chỗ ngủ trưa của lính xe tăng Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Kíp lái xe tăng Trung Quốc mặt ám đầy khói súng sau một cuộc tập trận bắn đạn thật. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Type 59 của Trung Quốc vẫn lăn bánh dù đã bước qua tuổi 60.