Khó tin lò phản ứng hạt nhân hoạt động...500.000 năm

Còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải về lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm.

Khó tin lò phản ứng hạt nhân hoạt động...500.000 năm
Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách đây khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm ở Oklo là công trình khoa học kỹ thuật vĩ đại, đến nay vẫn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Năm 1972, một công nhân làm việc ở nhà máy hạt nhân Pháp bất ngờ phát hiện điều gì đó đáng ngờ sau khi phân tích uranium thu được từ mỏ khoáng sản ở Châu Phi. Nhiều chuyên gia của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) khi đó cũng thấy lúng túng.
Bình thường, uranium tự nhiên sẽ tồn tại ở ba dạng uranium-238(99,284%), uranium-234(0,0058%) và uranium-235(0,72%).
Tuy nhiên, trong trong mẫu phân tích uranium thu ở Oklo, Galon, thuộc Tây Phi, các chuyên gia Pháp chỉ thấy, uranium chỉ chiếm khoảng 0.717%. Sự khác biệt rất nhỏ này, đủ để các nhà khoa học Pháp khẳng định có sự khác lạ trong mẫu khoáng vật.
Kho tin lo phan ung hat nhan hoat dong...500.000 nam
 Lò phản ứng nguyên tử cổ xưa cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, Galon.
Uranium 235 được tìm thấy ít hơn bình thường, chứng tỏ nó đã được qua chiết luyện. Sự việc này làm chấn động cả giới khoa học thời bấy giờ. Ngay sau đó, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tập trung lại, bắt tay vào nghiên cứu để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với uraniumum đến từ Oklo.
Sau một loạt cuộc phân tích, tìm hiểu kỹ càng, các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện ra nơi đây vốn tốn tại lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn tiên tiến, vượt xa ngoài khả năng, kiến thức khoa học tại thời điểm đó.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo đã được sử dụng từ khoảng 1,8 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng thời gian ít nhất là 500.000 năm. Nó có khả năng phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.
Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực.
Lò phản ứng hạt nhân hiện đại của chúng ta ngày nay thực sự khó có thể so sánh về cả thiết kế lần chức năng với lò hạt nhân Oklo. Theo kết quả nghiên cứu, lò hạt nhân Oklo dài vài km, ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.
Kho tin lo phan ung hat nhan hoat dong...500.000 nam-Hinh-2
 Bên trong lò phản ứng hạt nhân Oklo, Galon
Với khả năng tiết chế phản ứng tức là khi phản ứng bắt đầu diễn ra, tự nó có thể kiểm soát sản lượng tạo ra. Do đó, có thể ngăn chặn thảm họa nổ lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo là thành tựu của tự nhiên chứ không phải do con người xây dựng nên. Họ cũng cho rằng nước ngầm chính là nhiên liệu để tản nhiệt, tương tự với phản ứng hạt nhân hiện đại sau này, sử dụng trục ngăn than chì cadium để bảo vệ lò phản ứng khỏi bị nổ. Tất cả đều diễn ra tự nhiên, sẵn có ở lò phản ứng Oklo.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.
Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu thành viên ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, người từng đạt giải Nobel về việc tổng hợp những nguyên tố nặng, chỉ ra rằng để uranium cháy trong phản ứng hạt nhân cần những điều kiện phải thật chính xác. Ví dụ như nước tham gia vào phản ứng hạt nhân phải thật tinh khiết. Thậm chí, chỉ một vài phần triệu tạp chất sẽ gây hại cho phản ứng. Vấn đề ở đây rằng nước tinh khiết không tồn tại trong tự nhiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân 10 tỷ ở Đà Lạt

(Kiến Thức) - Tập đoàn CRi-KHNP sẽ chuyển giao hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân trị giá 500.000 USD cho Trường Đại học Đà Lạt vào ngày 26/11 tới.

Hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân 10 tỷ ở Đà Lạt
Trường Đại học Đà Lạt và Tập đoàn thủy điện-điện hạt nhân Hàn Quốc (CRi-KHNP) đã đạt được một thỏa thuận trị giá 2 triệu USD thực hiện trong vòng 2 năm tới về lĩnh vực điện hạt nhân. 
Theo đó, ngày 26/11 tới, Tập đoàn CRi-KHNP sẽ chính thức chuyển giao hệ thống mô phỏng lò phản ứng hạt nhân trị giá 500.000 USD cho Trường Đại học Đà Lạt. Hệ thống này được đặt tại Khu liên hợp thí nghiệm (A11) của Trường Đại học Đà Lạt để phục vụ vận hành nghiên cứu; cung cấp thông tin nền công nghiệp hạt nhân của Hàn Quốc; huấn luyện cán bộ và hỗ trợ đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường Đại học Đà Lạt.
Khu liên hợp thí nghiệm của Đại học Đà Lạt
 Khu liên hợp thí nghiệm của Đại học Đà Lạt 

Triều Tiên vận hành lò phản ứng hạt nhân mới

(Kiến Thức) - Triều Tiên vừa bắt đầu vận hành nhà máy hạt nhân nằm trong khu phức hợp Yongbyon, tăng khả năng sản xuất nhiên liệu chế tạo vũ khí nguyên tử.

Triều Tiên vận hành lò phản ứng hạt nhân mới
“Các máy ảnh hồng ngoại do cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ sử dụng đã phát hiện ra một lượng nhiệt khi máy ly tâm thể khí đặt ở bên trong nhà máy mới hoạt động”, một quan chức cấp cao xin đề nghị giấu tên tiết lộ với tờ Joongang Ilbo..
Bình Nhưỡng bắt đầu xây dựng cơ sở mới bên trong khu phức hợp hạt nhân Yongbyon vào năm 2012 và bắt đầu đưa nó vào vận hành gần đây.

Ảnh động vật đáng yêu: Chuột đồng chơi với bồ công anh

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Martin Snelson đã có những bức ảnh động vật đáng yêu ghi cảnh chuột đồng đùa nghịch với hoa bồ công anh ở Cheshire, Anh.

Ảnh động vật đáng yêu: Chuột đồng chơi với bồ công anh
Anh dong vat dang yeu: Chuot dong choi voi bo cong anh
Bức ảnh động vật đáng yêu ghi cảnh chuột đồng leo lên thân cây bồ công anh ở Ashton-in-Makerfield, Cheshire, Anh.

Tin mới