Khoảng 100.000 căn hộ condotel chờ 8 năm chưa được cấp sổ hồng

Chủ sở hữu công trình khách sạn, condotel, biệt thự du lịch... chưa được cấp sổ hồng do Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản chưa quy định cụ thể.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số nghị định, quy định trong Luật Đất đai. Theo đó, Hiệp hội này xin được góp ý kiến khoản 6 điều 1 “Dự thảo nghị định” bổ sung “Điều 32a” Nghị định 43 năm 2014.

HoREA cho biết trong 8 năm qua, các địa phương vẫn chưa cấp "Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở" theo quy định tại Điều 104 Luật Đất đai và Điều 32 Nghị định 43 cho các công trình xây dựng không phải là nhà ở.

Trong đó có khoảng 100.000 “căn hộ du lịch (condotel)” chưa được cấp giấy chứng nhận theo các quy định pháp luật về đất đai.

"Bên cạnh đó, lại có một số địa phương tuỳ tiện 'cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu condotel' và tự đặt ra khái niệm 'đất ở không hình thành đơn vị ở'. Trong khi việc này đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, kết luận là trái với các quy định của Luật Đất đai 2013", hiệp hội nêu.

Khoang 100.000 can ho condotel cho 8 nam chua duoc cap so hong

Do chưa có các quy định pháp luật đồng bộ, cho đến nay các chủ sở hữu căn hộ condotel vẫn chưa được cấp sổ hồng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Do vậy, các chủ sở hữu công trình xây dựng là khách sạn, căn hộ - khách sạn, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng... trong 8 năm qua chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu “công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch”.

Theo hiệp hội, việc chậm cấp "sổ hồng" cho công trình xây dựng này, hoàn toàn không phải do quy định của Luật Đất đai gây ra mà nguyên nhân chủ yếu do Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản chưa quy định cụ thể.

Do đó, HoREA đề nghị sửa đổi khoản 6 Điều 1 "Dự thảo Nghị định" bổ sung "Điều 32a" Nghị định 43 như sau: "Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là khách sạn, căn hộ - khách sạn, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, nhà nghỉ du lịch và công trình khác (công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch) trên đất thương mại, dịch vụ".

Theo đó, chủ sở hữu công trình xây dựng trên được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

"Đề nghị khi xem xét sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Du lịch 2017 thì xem xét bổ sung các quy định pháp luật để điều chỉnh đồng bộ hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý vận hành đối với loại hình 'công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch', hiệp hội đề xuất.

 

Có tình trạng "chặt chém" dịp Tết ở Vũng Tàu

Du khách đổ xô đến Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) dịp Tết khiến việc quản lý của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

Trả lời Zing, ông Lê Bá Việt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Vũng Tàu, cho biết lượng khách tới thành phố dịp Tết năm nay khá đông. Dù không quá bất ngờ với tình trạng này, con số cũng vượt mức dự kiến (tăng khoảng 170% so với cùng kỳ năm ngoái).

"Thời điểm này, tìm phòng ở Vũng Tàu cực kỳ khó. Các khách sạn lớn, giá ổn định thường đã kín khách. Trong khi đó, nhiều nhà nghỉ nhỏ lợi dụng thời điểm này để tăng giá", ông Việt xác nhận.

FLC muốn xây khu đô thị 1.200 ha và tháp 99 tầng ở Bình Chánh

Dự kiến tổng vốn đầu tư dự án lên đến 80.000 tỷ đồng với điểm nhấn là tháp 99 tầng.

Ngày 8/2, được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Ban Thường vụ Huyện uỷ Bình Chánh đã có buổi làm việc để nghe Tập đoàn FLC báo cáo chi tiết về kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Theo đó, lãnh đạo FLC báo cáo chi tiết về đề xuất đầu tư Khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM, với quy mô 1.154 ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng.

Tin mới