Khoảnh khắc sao Mộc bị vật thể lạ đâm vào

Các nhà thiên văn nghiệp dư đã quan sát được khoảnh khắc sao Mộc bị một vật thể lạ đâm vào, tạo ra ánh sáng chói lòa kéo dài chỉ vài giây trong bầu khí quyển hành tinh này. 

Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao
 Khi đang quan sát bóng của mặt trăng Io của sao Mộc, nhà thiên văn học Harald Paleske đã phát hiện ra một vụ va chạm xảy ra giữa hành tinh này và một vật thể lạ. 
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-2
"Một tia sáng chói loà khiến tôi ngạc nhiên. Tôi đã chụp ảnh lại từng khung hình và hi vọng xác định được điều gì gây ra tia sáng bất ngờ đó", ông Harald Paleske chia sẻ.  
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-3
 Theo nhà thiên văn nghiệp dư này, ánh sáng lóe lên do va chạm kéo dài khoảng hai giây trong bầu khí quyển của sao Mộc. Điều này loại trừ khả năng có một vệ tinh trôi nổi trên sao Mộc.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-4
 Theo các chuyên gia, rất có thể đây là sao Mộc va chạm với các tiểu hành tinh vì mỗi năm, có hàng trăm vụ như vậy. Nguyên nhân là vì hành tinh này có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất, hoạt động giống như một bức tường phong ngăn chặn các vật thể tấn công Trái Đất.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-5
 Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, để chụp được một sự kiện như vậy từ Trái Đất là rất hiếm. 
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-6
 Đầu tháng 9, nhà thiên văn José Luis Pereira, Brazil đã chụp được tia sáng từ São Paulo. Là người quan sát lâu năm, Pereira vô cùng ngạc nhiên khi thấy ánh sáng khác trên sao Mộc.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-7
 Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra sự việc tấn công sao Mộc là vào năm 1994. Từ đó đến nay có khoảng 7 vụ được ghi nhận chính thức. Sao Mộc thường xuyên chịu va đập do quỹ đạo của nó gần vành đai tiểu hành tinh chính và có lực hấp dẫn rất mạnh.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-8
 Vào tháng 7/1994, các mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm vào sao Mộc đã tạo ra những dấu vết tác động lớn trong bầu khí quyển dày đặc của hành tinh kéo dài suốt nhiều tháng.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-9
 Những dấu vết đó đã mở ra một cánh cửa hiếm hoi vào sao Mộc ẩn bên dưới các đỉnh mây. Các nhà thiên văn học chuyên nghiệp đã tận dụng cơ hội này để nghiên cứu các vị trí va chạm bằng nhiều loại kính thiên văn khác nhau, giúp con người hiểu rõ hơn về thành phần khí quyển của hành tinh khí khổng lồ.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-10
 Một vụ va chạm mạnh khác xảy ra vào 15 năm sau, tạo ra một dấu vết có kích thước bằng Thái Bình Dương vào vùng không khí xoáy của sao Mộc. Giống như vết thương do mảnh vỡ sao chổi Shoemaker-Levy 9 gây ra, dấu vết lần này tồn tại đủ lâu để các nhà thiên văn học chuyên nghiệp nghiên cứu.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-11
 Tuy nhiên, có vẻ như vụ chạm mà nhà thiên văn học Pereira phát hiện ra quá nhỏ để gây ra tác động lớn như 2 vụ va chạm trên. Và sao Mộc đã “chữa lành vết thương” khoảng 1 giờ sau vụ va chạm.
Khoanh khac sao Moc bi vat the la dam vao-Hinh-12
 “Đối với tôi, đó là một khoảnh khắc vô cùng xúc động vì tôi đã tìm kiếm các dữ liệu về hiện tượng này trong nhiều năm”, Pereira nói.  

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Dấu hiệu ở 'siêu mặt trăng' nghi ngờ có sự sống

Kính thiên văn Huble của NASA đã phát hiện ra bằng chứng về hơi nước trên bầu khí quyển của Ganymede - mặt trăng của sao Mộc.

Dau hieu o 'sieu mat trang' nghi ngo co su song
Dữ liệu tiên tiến từ Máy quang phổ Nguồn gốc vũ trụ (COS) của Hubble đã được kết hợp với dữ liệu cũ và cho thấy không có oxy nguyên tử trong bầu khí quyển của Ganymede.

Bật mí loạt ảnh đáng kinh ngạc về vũ trụ

Những hình ảnh dưới đây không chỉ cho chúng ta thấy vẻ đẹp diệu kỳ và còn tiết lộ nhiều thông tin thú vị về vũ trụ bao la mà con người luôn khao khát được khám phá. 

Bat mi loat anh dang kinh ngac ve vu tru
 Sử dụng kính thiên văn Hubble, một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một luồng năng lượng mạnh chưa từng thấy trong vũ trụ,  phát ra từ các chuẩn tinh.