Khoảnh khắc xúc động bên trong phòng hiến tạng của thanh niên 18 tuổi

Khoảnh khắc xúc động bên trong phòng hiến tạng của thanh niên 18 tuổi

Nam thanh niên 18 tuổi ở TP.HCM rơi vào tình trạng chết não, gia đình đồng ý hiến tặng nhiều bộ phận trên cơ thể của anh, giúp hồi sinh 7 cuộc đời khác.

Xem toàn bộ ảnh
Nam thanh niên 18 tuổi được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) trong tình trạng chấn thương sọ não nặng, dập não, tụ máu màng cứng, hôn mê sâu. Bốn ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn hôn mê nặng, glasgow 3 điểm. Dù đã được tích cực điều trị, sau 7 ngày, bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.
Nam thanh niên 18 tuổi được đưa đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) trong tình trạng chấn thương sọ não nặng, dập não, tụ máu màng cứng, hôn mê sâu. Bốn ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn hôn mê nặng, glasgow 3 điểm. Dù đã được tích cực điều trị, sau 7 ngày, bệnh nhân vẫn diễn tiến nặng, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.
Nhận thấy người bệnh đang rơi vào trạng thái chết não tiềm năng, các bác sĩ đã kích hoạt toàn bộ hệ thống để đánh giá tình trạng bệnh nhân. Các cuộc họp được diễn ra liên tục bất kể ngày đêm để tìm ra phương án cứu chữa. Mọi nỗ lực bất thành, sau 3 lần đánh giá, hội đồng xác định bệnh nhân chết não hoàn toàn.
Nhận thấy người bệnh đang rơi vào trạng thái chết não tiềm năng, các bác sĩ đã kích hoạt toàn bộ hệ thống để đánh giá tình trạng bệnh nhân. Các cuộc họp được diễn ra liên tục bất kể ngày đêm để tìm ra phương án cứu chữa. Mọi nỗ lực bất thành, sau 3 lần đánh giá, hội đồng xác định bệnh nhân chết não hoàn toàn.
Các chuyên gia đã thống nhất bắt đầu phẫu thuật  lấy tạng vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 24/11. Trước khi phẫu thuật lấy tạng, hàng chục y bác sĩ cúi đầu tri ân nam thanh niên 18 tuổi vì nghĩa cử cao đẹp. “Không cứu được cháu thì có thể cứu được thêm nhiều người khác”, mẹ của bệnh nhân nghẹn ngào chia sẻ.
Các chuyên gia đã thống nhất bắt đầu phẫu thuật lấy tạng vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 24/11. Trước khi phẫu thuật lấy tạng, hàng chục y bác sĩ cúi đầu tri ân nam thanh niên 18 tuổi vì nghĩa cử cao đẹp. “Không cứu được cháu thì có thể cứu được thêm nhiều người khác”, mẹ của bệnh nhân nghẹn ngào chia sẻ.
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, ê-kíp phẫu thuật bắt đầu lấy tạng. Những cơ quan như giác mạc, gan, thận sẽ được lấy trước, tim của người bệnh sẽ được lấy cuối cùng để đảm bảo vẫn sử dụng tốt sau khi chuyển đến bệnh viện khác, ghép cho người đang chờ.
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, ê-kíp phẫu thuật bắt đầu lấy tạng. Những cơ quan như giác mạc, gan, thận sẽ được lấy trước, tim của người bệnh sẽ được lấy cuối cùng để đảm bảo vẫn sử dụng tốt sau khi chuyển đến bệnh viện khác, ghép cho người đang chờ.
Hai quả thận được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất. Đây là ca ghép thận thứ 19 của đơn vị này và là trường hợp ghép thận đầu tiên trên người bệnh chết não. Giác mạc của nam thanh niên được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Hai quả thận được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất. Đây là ca ghép thận thứ 19 của đơn vị này và là trường hợp ghép thận đầu tiên trên người bệnh chết não. Giác mạc của nam thanh niên được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Quả tim và một phần gan phải được chuyển đến Hà Nội để ghép cho hai người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức.
Quả tim và một phần gan phải được chuyển đến Hà Nội để ghép cho hai người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức.
Một phần gan trái của người hiến được ghép cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Người nhận tạng hiến là bệnh nhi 3 tuổi bị xơ gan giai đoạn cuối, đang chờ được ghép gan.
Một phần gan trái của người hiến được ghép cho người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Người nhận tạng hiến là bệnh nhi 3 tuổi bị xơ gan giai đoạn cuối, đang chờ được ghép gan.
Sau khi lấy xong tạng, ê-kíp phẫu thuật nhanh chóng bảo quản, gấp rút vận chuyển đến các bệnh viện đang có người bệnh đợi sẵn.
Sau khi lấy xong tạng, ê-kíp phẫu thuật nhanh chóng bảo quản, gấp rút vận chuyển đến các bệnh viện đang có người bệnh đợi sẵn.
Quả tim được bảo quản cẩn thận với một lớp vải. Trong quá trình di chuyển, một người trong ê-kíp sẽ cầm dịch truyền để nuôi tim.
Quả tim được bảo quản cẩn thận với một lớp vải. Trong quá trình di chuyển, một người trong ê-kíp sẽ cầm dịch truyền để nuôi tim.
Sau đó, ê-kíp sẽ đưa các bộ phận của tạng vào thùng chuyên dụng, để bảo quản tốt nhất trong thời gian di chuyển đến bệnh viện khác.
Sau đó, ê-kíp sẽ đưa các bộ phận của tạng vào thùng chuyên dụng, để bảo quản tốt nhất trong thời gian di chuyển đến bệnh viện khác.
Ngay khi tiếp nhận thông tin và phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất, ê-kíp của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã bố trí sẵn một xe cấp cứu để nhận tạng hiến, đưa về bệnh viện. Toàn bộ quá trình di chuyển để đưa tạng về đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chỉ diễn ra trong vài chục phút.
Ngay khi tiếp nhận thông tin và phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất, ê-kíp của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã bố trí sẵn một xe cấp cứu để nhận tạng hiến, đưa về bệnh viện. Toàn bộ quá trình di chuyển để đưa tạng về đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chỉ diễn ra trong vài chục phút.
Trong khi đó, ê-kíp của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Việt Đức sẽ vận chuyển những tạng hiến khác ra sân bay để về bệnh viện.
Trong khi đó, ê-kíp của Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Việt Đức sẽ vận chuyển những tạng hiến khác ra sân bay để về bệnh viện.
Xe cấp cứu chở theo quả tim và một phần gan phải được vận chuyển đến Hà Nội để ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức. Toàn bộ quá trình được sự hỗ trợ của đội ngũ Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận Tân Bình (TP.HCM).
Xe cấp cứu chở theo quả tim và một phần gan phải được vận chuyển đến Hà Nội để ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức. Toàn bộ quá trình được sự hỗ trợ của đội ngũ Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an quận Tân Bình (TP.HCM).
Toàn bộ quá trình là một cuộc chạy đua với thời gian của hàng trăm y bác sĩ tại cả 3 miền của Tổ quốc để thắp lên sự sống cho nhiều cuộc đời khác. “Một ngọn nến đã tắt đi nhưng rất nhiều ngọn nến khác đã được thắp lên, đây là nghĩa cử hết sức tốt đẹp”, PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, chia sẻ.
Toàn bộ quá trình là một cuộc chạy đua với thời gian của hàng trăm y bác sĩ tại cả 3 miền của Tổ quốc để thắp lên sự sống cho nhiều cuộc đời khác. “Một ngọn nến đã tắt đi nhưng rất nhiều ngọn nến khác đã được thắp lên, đây là nghĩa cử hết sức tốt đẹp”, PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, chia sẻ.

GALLERY MỚI NHẤT