Khóc, cười cùng "Vùng đất quỷ tha ma bắt"

Lật giở hơn 400 trang sách của "Vùng đất quỷ tha ma bắt", có lẽ nhiều độc giả sẽ giống tôi, không ít lần phải khóc, cười cùng nhân vật.

Khóc, cười cùng "Vùng đất quỷ tha ma bắt"

Khoc, cuoi cung 'Vung dat quy tha ma bat'

Sách Vùng đất quỷ tha ma bắt. Ảnh: Quỳnh Chi.

Nếu quê hương của bạn là một “Vùng đất quỷ tha ma bắt”, nơi bạn từng bị kỳ thị, từng không được sống đúng với giá trị của bản thân mình, thì bạn có muốn quay trở về vùng đất đó không?

Bi kịch của những người không được sống là chính mình

Vùng đất quỷ tha ma bắt của Kevin Chen tựa một chiếc rương hành lý đã cất giữ nhiều món đồ cũ kỹ, và cả bẩn thỉu, trong một thời gian dài: ký ức, bí mật, bi kịch, lịch sử, chính trị, lựa chọn, hậu quả, tình dục… tất cả bị nén chặt cùng nhau. Khi mở chiếc rương ấy, dù chỉ một chút, cũng đủ để những câu chuyện tăm tối bắt đầu trào ra.

Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Trần Thiên Hoành. Anh vừa trở về Vĩnh Tĩnh, một thị trấn nghèo ở miền Trung Đài Loan (Trung Quốc), sau thời gian thụ án vì tội giết người tại Berlin (Đức). Toàn bộ câu chuyện gói gọn trong một ngày duy nhất: rằm tháng bảy âm lịch.

Góc nhìn của câu chuyện liên tục dịch chuyển giữa các thành viên gia đình của Thiên Hoành, bao gồm cả người đang sống và người đã khuất: năm chị gái lớn, một anh trai, một người cha không bao giờ nói chuyện và một người mẹ nói không bao giờ ngừng. Mỗi người đều có một câu chuyện phía sau. Những câu chuyện này được tiết lộ nhanh chóng đến mức đôi khi người đọc cảm thấy “bị ngợp” đến mức khó nắm bắt.

Đó là câu chuyện về một cuộc hôn nhân mai mối không tình yêu; về một người mẹ chồng hằn học với con dâu theo cách mình từng bị đối xử; về những người con gái “không mong đợi” được sinh ra; về một người con trai đồng tính không thể nối dõi tông đường… Mỗi người đều có những bí mật muốn che giấu. Nhưng sau cùng, họ đều mang một bi kịch giống nhau: đó là không được sống đúng với giá trị bản thân mình.

Khác biệt địa lý, nỗi niềm giống nhau

Lật giở hơn 400 trang sách của Vùng đất quỷ tha ma bắt, có lẽ nhiều độc giả sẽ giống như tôi, không ít lần phải khóc, cười cùng nhân vật. Bởi, mặc dù bối cảnh câu chuyện ở tận vùng đất Đài Loan xa xôi, nhưng đâu đó ta vẫn bắt gặp những văn hóa, tập tục, lễ nghi được đề cập ở ngay chính cuộc sống quanh mình. Có không ít vùng nông thôn ở Việt Nam, tư tưởng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Và kể cả khi những phong trào của cộng đồng LGBT không ngừng khởi sắc, đâu đó vẫn còn nhiều người phải sống với nỗi mặc cảm về xu hướng giới tính của mình.

Đặc biệt, gia đình chính là yếu tố dễ đồng cảm nhất. Có lẽ đối với phần đông người châu Á, gia đình luôn có sự tác động mạnh mẽ đến cuộc sống cá nhân. Dẫu có bao nhiêu mâu thuẫn, cuối cùng người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình của mình. Giống các chị gái của Trần Thiên Hoành, dù có mâu thuẫn chị em gái, dù không được xem trọng như hai người con trai, họ vẫn dành tình yêu thương cho nhau và cố gắng bảo bọc em trai của mình. Giống người cha dù đã khuất từ lâu, vẫn canh cánh nỗi lòng vì không thể bảo vệ được người con trai đồng tính.

Và sau cùng, gạt qua những góc khuất, những “vùng đất quỷ tha ma bắt” trong nội tâm mỗi người, ta sẽ thấy ai cũng có những điểm đáng yêu, đáng đồng cảm.

Nếu bạn yêu thích phong cách hài kịch đen và sẵn sàng dành thời gian để chiêm nghiệm, Vùng đất quỷ tha ma bắt sẽ là cuốn sách xứng đáng có trên kệ. Với sức nặng về nội dung được truyền tải, tôi tin rằng mỗi người sẽ tìm thấy trong sách câu chuyện của chính bản thân mình.

Hệ lụy từ việc phim ảnh, âm nhạc bị biến thành "rác" trên TikTok

Chuyên gia giới trẻ cho rằng việc TikTok dung dưỡng cho những ca khúc phản cảm hay những video "review" bóp méo phim, giới thiệu với ngôn ngữ không trong sáng dễ để lại hệ lụy.

Hệ lụy từ việc phim ảnh, âm nhạc bị biến thành "rác" trên TikTok

Trên TikTok, hàng loạt phim truyền hình và điện ảnh Việt đang bị cắt vụn, xâm hại bản quyền dưới hình thức video "review", "recap". Tuy nhiên, nhiều video để câu view, dễ lên xu hướng cũng thường chỉ lấy nội dung gây sốc nhất của phim, chẳng hạn cảnh quấy rối hoặc cảnh nóng. Kèm theo đó là những lời giới thiệu rất "câu khách".

Trong khi đó, ở mảng âm nhạc, nhiều bài hát với ca từ phản cảm cũng được dung dưỡng, biết đến nhiều hơn nhờ TikTok, trường hợp bản rap của Chị Cả là một ví dụ điển hình.

Bị mắng ké fame Quang Linh sang châu Phi, bà Nhân Vlog nói gì?

Quyết định của bà Nhân Vlog sang châu Phi làm từ thiện bị nói đu bám Quang Linh.

Bị mắng ké fame Quang Linh sang châu Phi, bà Nhân Vlog nói gì?

Bà Nhân Vlog (tên thật Lê Thị Đức Nhân) là YouTuber được biết đến với những clip mukbangreview về cuộc sống ở Nhật. Đồng hành cùng cô luôn có anh xã tên Yamasaki Teruhito.

Bên cạnh làm YouTube, thời gian qua Đức Nhân cùng chồng trở về Việt Nam và có loạt hoạt động từ thiện ý nghĩa. Đặc biệt mới đây, bà Nhân Vlog còn tiết lộ châu Phi là trạm dừng tiếp theo trong hành trình đi từ thiện của cô.

TikToker thổi giá tô bánh canh, chủ quán bật khóc

Tô bánh canh có cua giá dao động từ 30.000-300.000 đồng, nhưng TikToker thổi lên 700.000 đồng. Chạy theo lợi nhuận quảng cáo, TikToker bốc phét để lôi kéo người xem; còn hậu quả thì nhà hàng, quán ăn gánh chịu.

TikToker thổi giá tô bánh canh, chủ quán bật khóc

“Tô bánh canh cua trị giá 700.000 đồng chỉ vỏn vẹn 3 càng cua có phải là tô bánh canh mắc nhất Sài Gòn?” - đây là thông tin mở đầu video của một TikToker khi review (đánh giá, nhận xét) đồ ăn tại quán bánh canh ở quận 6, TP.HCM cách đây ít lâu.

Theo TikToker này, cô được chủ quán chào hàng nên đã gọi tô bánh canh với giá 700.000 đồng có càng cua kích thước lớn để ăn thử. Về nhận xét, càng cua tuy ngon, chắc thịt nhưng giá mắc, ăn cho biết chứ xót tiền.

Những tưởng thông tin khi đăng tải lên mạng xã hội là bình thường nhưng lại ảnh hưởng lớn tới quán bánh canh nói trên. Bà Nguyễn Thị Loan, chủ quán, cho hay, bà bán hàng gần 30 năm nay với các nguyên liệu tự tay lựa chọn. Một ngày làm việc từ 6h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau mới được nghỉ.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc

Bà Loan bị ảnh hưởng tâm lý sau khi TikToker đến ăn và đăng tải review lên mạng xã hội (ảnh: Trần Chung)

Bà khẳng định, những gì Tiktoker review không đúng sự thật. Hôm đó, duy nhất ngoài chợ có 3 càng cua cỡ lớn tới 350gr, đem ra chào hàng khách còn lại ngày thường không có loại càng đó để bán. Bình thường, mức giá các tô bánh canh tại quán dao động từ 30.000-300.000 đồng/tô tùy yêu cầu của thực khách. Thế nhưng, sau khi thông tin về quán ăn vỉa hè bán với giá 700.000 đồng/tô bánh canh thì bà Loan ra đường không dám gặp ai bởi nhiều người nói quán bán giá trên trời. Trong khi thực tế, thuận mua vừa bán, quán vẫn có bán với giá 30.000 đồng/tô.

Bà Loan cho rằng, đa số TikToker đang chạy theo lợi nhuận quảng cáo, bốc phét để lôi kéo người xem. “Tôi học không hết tiểu học, chẳng cần bằng cấp gì nhưng hiểu cả. Nếu cô gái đó quay lại tôi sẽ tống cổ và không phục vụ. Trước đây sống nhẹ nhàng, thoải mái thì giờ mệt mỏi, bị ghét vì bán giá cao”, bà vừa nói vừa khóc.

Luật sư Bùi Trọng Hiển - Đoàn Luật sư TP.HCM - nhận định, việc các TikToker hay Youtuber quay và đăng tải các thông tin về món ăn, nhà hàng, cách phục vụ không sai về mặt pháp lý. Mọi cá nhân đều có quyền góp ý đối với chủ nhà hàng để nâng cao chất lượng món ăn, phong cách phục vụ. Dẫu vậy, nếu lạm dụng và lợi dụng quyền tự do mà cố tình review, đăng những video lên mạng xã hội với mục đích cố tình giảm uy tín và doanh thu của nhà hàng thì đó là hành vi trái pháp luật.

Trong trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, cố tình làm ảnh hưởng đến uy tín nhà hàng, nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Mức phạt từ 10-20 triệu đồng khi cung cấp thông tin giả mạo, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân. Trong trường hợp, sự việc có dấu hiệu hình sự, mang tính chất, mức độ nghiêm trọng sẽ cấu thành tội phạm hình sự.

Theo vị luật sự này, với sự bùng nổ của các mạng xã hội, không tránh khỏi việc cố tình đưa ra thông tin sai, muốn nổi tiếng bất chấp thiệt hại của nhà hàng. Hoặc TikToker làm theo đơn đặt hàng của đối thủ trong kinh doanh với nhà hàng đó, mục đích dìm uy tín và cạnh tranh không lành mạnh.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc-Hinh-2

Đánh giá của TikToker hay Youtuber là kênh tham chiếu được nhiều người quan tâm hiện nay (ảnh: Trần Chung)

Trong khi đó, luật sư Bùi Khắc Toản - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, nếu thực sự dịch vụ, sản phẩm mà nhà hàng, quán ăn đưa ra phù hợp và đúng tiêu chuẩn, chất lượng công bố thì không có gì phải sợ điều tiếng dư luận. Chính người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm đó chính xác nhất. Còn nếu TikToker đưa thông tin sai sự thật thì hoàn toàn có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền điều tra, làm rõ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chung quan điểm, bà Huyền - chủ một quán bún nước nổi tiếng tại quận Phú Nhuận - cho rằng, món ăn ngon hay dở tùy cảm nhận của mỗi người. Người thấy hợp khẩu vị sẽ quay lại ăn, người chê, ăn không hợp là chuyện bình thường. Chủ quán không cần quá quan tâm khi có review tiêu cực xuất hiện trên một số trang mạng xã hội.

Về phía thực khách, Đăng Phùng (quận Bình Thạnh) nhìn nhận, các TikToker khi review nên nói thực tế, ăn sao thì nói vậy chứ không nói quá, nhằm mục đích lôi kéo người xem nội dung. Cá nhân Phùng không nghe theo TikToker khi chọn quán ăn.

Còn Thái Bảo (quận 3) khi muốn tìm một địa điểm ăn sẽ xem trước các thông tin review trên các trạng mạng xã hội, từ đó có được hình dung về đồ ăn, không gian quán và phương thức di chuyển. Thái Bảo dựa trên nhiều thông tin có được để so sánh, chọn quán chứ không quá quan trọng review trước đó ra sao. “Mình không muốn bị ảnh hưởng bởi đánh giá từ TikToker bởi mỗi người đều có quan điểm và cảm nhận khác nhau”, Bảo nói.

TikToker thoi gia to banh canh, chu quan bat khoc-Hinh-3

TikToker và quán ăn, từ đối tác tới đối đầuTừng là quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhiều blogger ẩm thực và quán ăn giờ đây đối đầu nhau. Nhiều nhà hàng thậm chí cấm cửa TikToker vì clip review tiêu cực trên mạng xã hội.

Tin mới