Khởi tố, bắt nguyên Bí thư thị xã Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Hồng Khanh - Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) vừa bị bắt tạm giam vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Tiền Phong dẫn nguồn tin Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho hay, cơ quan này đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Hồng Khanh - Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Trao đổi với Người Lao Động, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương cũng xác nhận việc này.
"Ông Nguyễn Hồng Khanh bị bắt vì có những hành vi vi phạm pháp luật. Còn thông tin cụ thể thế nào thì 15 giờ chiều nay Công an tỉnh Bình Dương và Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy sẽ gặp gỡ cung cấp cho báo chí", vị lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nói với Người Lao Động.
Khoi to, bat nguyen Bi thu thi xa Ben Cat Nguyen Hong Khanh
Ông Nguyễn Hồng Khanh trước khi bị bắt (Nguồn Website của Thị xã Bến Cát - Bình Dương). 
Đáng chú ý, theo Tiền Phong, trước đó Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương đã có kết luận các vi phạm của Ban Thường vụ và cá nhân lãnh đạo Thường trực Thị ủy Bến Cát.
Trong đó, ông Nguyễn Hồng Khanh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Bến Cát với vai trò là người đứng đầu Thị ủy phải chịu trách nhiệm chính đối với các vi phạm của Ban Thường vụ.
Đồng thời, ông Khanh phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những vấn đề: Không đề xuất tham mưu cho tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Thị ủy bàn bạc quyết định một số vấn đề quan trọng mà tự cá nhân hoặc cùng với ông Huỳnh Văn Nghe - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND thị xã Bến Cát quyết định thay cho tập thể.
Ông Khanh cũng đề xuất Ban Thường vụ một số vấn đề không phù hợp, thiếu cân nhắc về thời điểm, thiếu chỉ đạo kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ.
Tháng 6/2016, ông Nguyễn Hồng Khanh bị cách chức Bí thư thị xã Bến Cát và điều động về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương tới nay.

Tố Chủ tịch Bình Dương: ông Dũng đánh trống... la làng?

(Kiến Thức) - "UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500, kiến nghị tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án, khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất, hợp thức hóa sai lầm...", ông Võ Văn Lượng nói.

Ngày 24/10, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh-TP HCM), chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam đã xác nhận ông gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân để tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi: Không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng Khu công nghiệp Sóng Thần 3; không cho chuyển nhượng Quyền sử dụng đất trái luật đất đai và không phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng thần 3.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Võ Văn Lượng, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo ngày 24/10, cho biết: Lý do quy hoạch 1/500 mà phía công ty của ông Dũng đề xuất không được UBND tỉnh phê duyệt vì nó không thuộc thẩm quyền phê duyệt của lãnh đạo tỉnh.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã họp bàn và thấy quy hoạch này là không cần thiết vì nó phá vỡ quy hoạch cũ, phá vỡ quy hoạch chung nên UBND tỉnh cũng không đề bạt quy hoạch này lên cấp Trung Ương xem xét phê duyệt.
Theo ông Lượng, UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500 mà chủ đầu tư đề xuất và cũng không chấp thuận kiến nghị của chủ đầu tư là tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án khu đô thị Đại Nam và KCN Sóng Thần 3. Chính điều này đã khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất đai trong khu KCN Sóng Thần 3.
Lý do vì sao ông Dũng phải tách thành hai dự án như trên, theo UBND tỉnh Bình Dương đó là cách mà ông Dũng dùng để hợp thức hóa sai lầm của mình.
Cụ thể, tháng 6/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đối với KCN Sóng Thần 3. Theo quy hoạch này, thì 61,5ha đất ở trong KCN này là đất dành để xây các tầng nhà lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhân viên của KCN.
Tuy nhiên, ông Dũng đã tự ý phân lô bán nền khu đất trên nhưng mượn danh nghĩa là huy động vốn. Tính đến tháng 10/2009, ông Dũng đã bán được hơn 400 tỷ đồng. Thời điểm phân lô bán nền diễn ra vào năm 2007 đến 2008 lúc mà nhà đất ở Bình Dương sốt nóng.
“Nếu Thủ tướng Chính Phủ đã nhận được được đơn thì sắp tới Trung ương sẽ cử một đoàn vào Bình Dương làm việc. Khi đó, đúng sai thế nào, xử lý ra sao sẽ được quyết định”, ông Lượng cho biết.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng. 
Về vụ lùm xùm này, theo ông Dũng, năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương phải thanh toán khoản nợ hơn 1000 tỷ đồng cho Bộ Tài Chính. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã đề nghị ông giúp tỉnh bằng cách nhận chuyển nhượng hơn 533 ha đất trong khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương.

Dinh thự Chủ tịch Bình Dương to như cung điện?

"Dinh thự" của ông Lê Thanh Cung ước tính gần 1000m2, cũng được nhiều người dân nơi đây đánh giá thuộc hàng sang trọng nhất nhì của tỉnh Bình Dương.

Mới đây, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…

Tin mới