Không chỉ Việt Nam, nhiều nước muốn mua tàu đổ bộ Mistral

(Kiến Thức) - Không chỉ Hải quân Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia được cho là cũng đang cần mua tàu đổ bộ Mistral của Pháp để tăng cường phòng thủ biển.

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước muốn mua tàu đổ bộ Mistral
Pháp và Nga vừa đạt được thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng bán hai tàu đổ bộ Mistral do Pháp đóng cho Nga. Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố Pháp sẽ tìm một khách hàng mua mới. Đồng thời vị bộ trưởng này cũng tiết lộ hiện đang có rất nhiều nước muốn mua các chiến hạm này.
“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm bán được các tàu chiến này nhanh nhất có thể”, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu trên đài RTL ngày 6/8.
Khong chi Viet Nam, nhieu nuoc muon mua tau do bo Mistral
Pháp đang tích cực tìm khách hàng mới mua Mistral.
Cùng quan điểm, Tổng thống Pháp Francois Hollande tự tin tuyên bố, Pháp không khó để tìm người mua Mistral.
Nhận định về các khách hàng tiềm năng mà Pháp có thể chào bán Mistral, Peter Roberts, cựu sĩ quan hải quân Anh đồng thời là một cộng tác viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh cho biết, Pháp sẽ có bốn lựa chọn khả thi.
Cụ thể như Pháp có thể bán các tàu đổ bộ Mistral cộng với gói tích hợp vũ khí cho Brazil hoặc Ấn Độ; hay các nước đồng minh NATO hoặc EU; và có thể thuyết phục các nước như Việt Nam hoặc Philippines mua Mistral để tăng cường khả năng phòng thủ biển.
Trong khi đó theo Ben Moores, một chuyên gia phân tích cao cấp của Tạp chí Jane’s nhận định, trong vòng 10 năm nữa sẽ có khoảng 26 tàu đổ bộ Mistral của Pháp được đặt mua ở nhiều nước từ các đồng minh của NATO như Thổ Nhĩ Kỳ và Canada, đến các nước khác như Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Venezuela cùng một số nước khác thuộc EU.
Hiện Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang cần gấp loại tàu đổ bộ như Mistral trong vòng 4 năm tới. Ngoài ra, theo Moores, các nước có liên quan đến tình hình xung đột ở Biển Đông cũng có thể rất quan tâm tới loại tàu đổ bộ như vậy.
Để thúc đẩy quá trình bán các tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral, Pháp có thể sẽ đưa ra mức giá mới hấp dẫn hoặc kèm theo các khoản vay tín dụng cho các nước đang quan tâm đặt mua.

Tận mắt khẩu phần ăn đặc biệt của bộ đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Khẩu phần ăn đặc biệt thích hợp với cán bộ, chiến sĩ đặc công, thủy thủ tàu ngầm, lực lượng làm nhiệm vụ trên sông, biển dài ngày.

Tận mắt khẩu phần ăn đặc biệt của bộ đội Việt Nam
Tan mat khau phan an dac biet cua bo doi Viet Nam
Gần đây, Viện khoa học công nghệ Bộ Quốc phòng đã sản xuất thử nghiệm thành công khẩu phần ăn phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt. Loại khẩu phần ăn đặc biệt này có ưu điểm là hàm lượng đạm cao, cung cấp đủ nhiệt lượng cho cơ thể hoạt động, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gọn, nhẹ, dễ vận chuyển và sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Một khâu trong quy trình công nghệ chế thử sản phẩm khẩu phần ăn dạng tuýp. 

Nga-Pháp chính thức hủy thương vụ Mistral

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Holland đã thỏa thuận về việc hủy thương vụ Mistral, cung cấp cho Nga hai tàu sân bay trực thăng.

Nga-Pháp chính thức hủy thương vụ Mistral
Hai bên đã nhất trí rằng Pháp hoàn trả lại đầy đủ cho Nga số tiền mà nước này đã ứng trước cho thương vụ đóng hai tàu sân bay trực thăng Mistral cũng như các trang thiết bị kèm theo.
“Pháp đã chuyển số tiền này và sau khi hoàn trả các trang thiết bị, họ sẽ có quyền sở hữu hai con tàu. Như vậy, thương vụ tàu Mistral đã được giải quyết xong”, Văn phòng Tổng thống Nga cho biết.

Tại sao Nhật Bản không bắn máy bay ném bom nguyên tử?

(Kiến Thức) - Trong cả hai cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đều phát hiện được máy bay mang bom nhưng họ đã không đánh chặn.

Tại sao Nhật Bản không bắn máy bay ném bom nguyên tử?
Tai sao Nhat Ban khong ban may bay nem bom nguyen tu?
 Cách đây 70 năm trước, ngày 6-9/8/1945, hai máy bay B-29 của Không lực Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng ngay lập tức, để lại vô số di chứng do phóng xạ tới tận ngày hôm nay. Thực tế, không phải là Nhật Bản không phát hiện được các máy bay B-29 khi tiến vào không phận hai thành phố trên, mà họ đã phát hiện từ khi chúng còn cách rất xa. Tuy nhiên, thay vì đánh chặn hay bắn hạ chúng, lực lượng phòng không – không quân Đế quốc Nhật Bản khi đó đã không coi đó là mối đe dọa lớn. 

Tin mới