Không phải rán, cá làm kiểu này mới khiến cả nhà mê mẩn

Theo những người sành ăn, món cá kho tộ không chỉ ngon, đậm đà, hao cơm, mà còn mang dư vị quê nhà khiến ai đi xa cũng nhớ về.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá quả 1kg; Thịt ba chỉ 200gl; Nước dừa 1 quả; Gia vị: Tỏi, nước mắm, hạt nêm, nước hàng vừa đủ.

Sơ chế cá nguyên liệu:

- Cá rửa qua, đánh sạch vẩy, rửa sạch rồi cắt khúc.

Lưu ý: Phần cá có thể kho cả con hoặc chỉ lấy phần thân cá để kho, còn phần đầu và đuôi dùng để nấu canh.

- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng mỏng, vừa ăn.

- Ướp cá: Cho 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng hạt nêm, khoảng 2 muống cafe nước hàng vào cá rồi ướp trong khoảng 15-30 phút cho cá ngấm gia vị.

Khong phai ran, ca lam kieu nay moi khien ca nha me man

Ảnh minh họa

- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

Cách kho món cá kho tộ ngon tuyệt:

- Bước 1: Cho tỏi vào nồi phi thơm. Bạn có thể sử dụng niêu đất, bởi theo cách kho cá truyền thống việc sử dụng niêu đất để kho cá sẽ ngon hơn và đặc biệt hơn.

- Bước 2: Sau đó, cho thịt ba chỉ vào đảo đều đến khi thịt bớt mỡ, sém cạnh thì tắt bếp. Nếu chảy nhiều mỡ, có thể chắt bớt ra bát.

- Bước 3: Khi thịt ba chỉ đủ độ vàng, bạn tắt bếp, xếp cá vào nồi. Xếp thịt ở dưới, cá ở trên. Xếp xong thì cho cả phần nước ướp cá lên.

Lưu ý: Sử dụng nước cốt dừa để kho cá, bởi nước cốt dừa sẽ tạo hương vị bùi, ngậy đặc trưng của dừa.

Khong phai ran, ca lam kieu nay moi khien ca nha me man-Hinh-2

Thành phẩm ngon tuyệt (Ảnh minh họa)

- Bước 4: Khi nồi cá sôi vặn nhỏ lửa, để cá chín từ từ và mềm hơn, khi nồi cá gần cạn thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi đun tiếp.

Đợi khi cá cạn nước rắc thêm ớt, hạt tiêu và ít hành lá lên trên để trang trí cho đẹp và thưởng thức.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Mâm cơm nhà chưa tới 100.000 đồng của cặp vợ chồng trẻ

Không quá cầu kỳ và tốn kém, Linh vẫn cố gắng thu xếp để nấu được bữa tối đơn giản cùng chồng vào cuối ngày sao cho đảm bảo dinh dưỡng nhất.

Mam com nha chua toi 100.000 dong cua cap vo chong tre

Kết hôn và chuyển về sống chung được gần một năm, Đỗ Phương Linh (24 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn bận rộn với dự án kinh doanh riêng trong khi chồng thường xuyên phải làm thêm giờ tại công ty.

Rối bời trong căn nhà tứ đại đồng đường

Là con trai duy nhất trong nhà, lẽ ra tôi nên ở cùng ba mẹ để tiện phụng dưỡng. Nhưng quá nhiều điều bất tiện xảy đến, tôi quyết định ra riêng.

Bữa cơm tứ đại đồng đường thật chẳng dễ dàng (Ảnh minh hoạ)

Tôi và vợ ở chung với bà nội và ba mẹ tôi từ những ngày mới cưới. Ba tôi là con trai duy nhất trong gia đình, rồi đến đời tôi cũng độc đinh. Lúc nào tôi cũng tâm niệm việc chung sống giúp mình thuận bề chăm sóc người già.

Suốt 8 năm qua, tôi và vợ đã cố gắng hết sức để giữ gìn một mẫu hình “tứ đại đồng đường”. Ấy thế nhưng cái việc sống chung nhiều thế hệ không những chẳng giúp tôi chăm sóc được nội và ba mẹ, mà trái lại, rất nhiều hệ quả không thể lường đã xuất hiện.

Đầu tiên là việc khác biệt về giờ giấc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng gia đình 7 người nhà tôi vẫn chẳng thể tìm được một lịch trình chung. Buổi sáng vợ chồng tôi thức dậy từ 6 giờ để chuẩn bị cho các con đi học. Vô tình việc chúng tôi dậy sớm khiến bà nội phải phàn nàn vì mất giấc. Trong khi đó, vợ tôi cũng mặt nặng mày nhẹ vì thường xuyên phải rón rén nấu bữa sáng.

Buổi tối, vì chúng tôi đi làm về muộn nên khó mà tắm rửa xong cho lũ trẻ trước 7 giờ tối. Vợ chồng tôi rất ái ngại mỗi buổi chiều tan sở, dù đã vắt chân lên cổ chạy về nhà thật nhanh, nhưng khi đỗ xe trước hiên nhà đã thấy 3 người già đang ngồi quanh mâm cơm ngán ngẩm đợi chờ.

Chỉ kịp quẳng ba lô của con sang một góc, vẫn nguyên bộ đồng phục trên người, vợ chồng tôi vội ngồi xuống mâm để mọi người khỏi sốt ruột. Trong tình cảnh ấy, quả thực có là sơn hào hải vị thì cũng khó mà thấy ngon cho được.

Nói đến đây lại nhớ chuyện ăn uống. Cùng một món ăn, nhưng mỗi người thích nấu một kiểu. Bà nội và ba mẹ tôi thích ăn cơm mềm còn vợ chồng tôi thích ăn cơm khô.

Nội tôi thích các món rau nấu thành canh cho đậm đà, trong khi vợ chồng tôi chuộng các món hấp, luộc để giảm muối. Vì thế mà có hôm, sau bữa ăn tối vợ chồng lại dắt tụi nhỏ ra ngoài “ăn lại”.

Trên mâm cơm thường xuyên có đến ba loại đồ chấm khác nhau, tương đậu nành cho nội, muối tiêu cho ba tôi, còn tôi thì lại thích mắm ớt. Tôi thì thích ăn cá kho tộ, còn nội và ba mẹ tôi thì thấy nó không ngon bằng cá kho tương kiểu Bắc.

Đôi khi xắn tay vào bếp cùng với vợ những ngày cuối tuần, đến tôi cũng lúng túng không biết nên chế biến như thế nào cho vừa ý tất cả. Lúc ấy mới thấu nỗi niềm của vợ mỗi ngày phải tính toán đi chợ nấu nướng.

Ngày 20/10 vừa rồi, vợ tôi đã lên kế hoạch cho một bữa hải sản thịnh soạn tại nhà hàng cùng cả nhà. Ai nấy đều háo hức chuẩn bị lên đồ thì đến giờ xuất phát, mẹ tôi nhất quyết không chịu đi vì... "lãng phí"! Tôi thậm chí chẳng dám quay sang nhìn vợ lúc ấy, mọi người ai nấy ngán ngẩm quay vào.

Tôi còn nhớ tối nọ, khi tụi nhỏ đòi xem kênh hoạt hình yêu thích. Trong khi đó, trên ti vi cũng đang phát sóng một vở chèo mà nội tôi muốn xem, dù nội đã xem nhiều lần. Bọn trẻ thì la khóc không chịu đổi kênh, trong khi nội cũng không bằng lòng mà bỏ vào phòng riêng. Nội giận vợ chồng tôi và tụi nhỏ thêm một tuần sau đó.

Còn vô vàn những mâu thuẫn tuy nhỏ nhưng ngày nào cũng phải xử lý giữa các thế hệ sống trong gia đình, khó có thể dung hòa được. Trong khi, điều quan trọng nhất của việc ở chung là để chăm sóc cho người lớn tuổi trong gia đình mỗi lúc ốm đau, thì tôi cũng khó mà làm được tận tình và kịp thời bằng các bác sĩ, y tá trong bệnh viện.

Suy đi tính lại, chuyến này vợ chồng tôi quyết định dọn ra ở riêng.

Tin mới