Không quân Đức: Từ đỉnh cao thượng đẳng đến tuột dốc không phanh

Không quân Đức: Từ đỉnh cao thượng đẳng đến tuột dốc không phanh

(Kiến Thức) - Từng là một trong những lực lượng không quân đáng sợ nhất hành tinh ở thế kỷ 20, thế nhưng Không quân Đức ngày nay dù trang bị hiện đại vượt xa nhiều lần năm xưa nhưng sức chiến đấu èo uột vô cùng.  

Xem toàn bộ ảnh
Sputnik dẫn nguồn tờ Deutsche Welle cho hay,  Không quân Đức hiện nay không chỉ thiếu máy bay mà thiếu luôn cả phi công. Một thực trạng khó có thể tin ở một đạo quân nổi tiếng ở sự kỷ luật, bề dày thành tích hiếm có từng khiến cả châu Âu hoảng sợ những năm 1940, hay một Tây Đức và Đông Đức dù sức mạnh chia 2 nửa nhưng luôn đáng gờm. Ảnh: Wikipedia
Sputnik dẫn nguồn tờ Deutsche Welle cho hay, Không quân Đức hiện nay không chỉ thiếu máy bay mà thiếu luôn cả phi công. Một thực trạng khó có thể tin ở một đạo quân nổi tiếng ở sự kỷ luật, bề dày thành tích hiếm có từng khiến cả châu Âu hoảng sợ những năm 1940, hay một Tây Đức và Đông Đức dù sức mạnh chia 2 nửa nhưng luôn đáng gờm. Ảnh: Wikipedia
Thế mà điều tưởng chừng như khó có thể xảy ra lại đang diễn ra trong nhiều năm. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng này được cho là vì một chữ "tiền". Từ lâu Washington luôn chỉ trích việc Berlin đạt mức chi tiêu quốc phòng chung của khối NATO, điều này dần dà khiến các máy bay không được bảo dưỡng dẫn tới ngừng hoạt động cả loạt. Ảnh: Wikipedia
Thế mà điều tưởng chừng như khó có thể xảy ra lại đang diễn ra trong nhiều năm. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng này được cho là vì một chữ "tiền". Từ lâu Washington luôn chỉ trích việc Berlin đạt mức chi tiêu quốc phòng chung của khối NATO, điều này dần dà khiến các máy bay không được bảo dưỡng dẫn tới ngừng hoạt động cả loạt. Ảnh: Wikipedia
Và bây giờ, nó đang ảnh hưởng tới cả lực lượng phi công. Trước đó đã có báo cáo việc Không quân Đức không đạt được mục tiêu 180 giờ bay/năm trong năm 2018, đây là yêu cầu tối thiểu do NATO đặt ra vì thiếu máy bay. Chỉ 58% phi công Đức đáp ứng được 180 giờ bay/năm, 40% còn lại phải hoàn thành trong chuyến bay giả lập. Ảnh: Wikipedia
Và bây giờ, nó đang ảnh hưởng tới cả lực lượng phi công. Trước đó đã có báo cáo việc Không quân Đức không đạt được mục tiêu 180 giờ bay/năm trong năm 2018, đây là yêu cầu tối thiểu do NATO đặt ra vì thiếu máy bay. Chỉ 58% phi công Đức đáp ứng được 180 giờ bay/năm, 40% còn lại phải hoàn thành trong chuyến bay giả lập. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, mới đây một chỉ huy tới từ căn cứ Laage chịu trách nhiệm đào tạo phi công tiết lộ rằng, hiện Không quân Đức thiếu cả phi công. "Tôi không có đủ phi công", sĩ quan Jan Gloystein - phó chỉ huy phi đội huấn luyện tiêm kích Eurofighter nói. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, mới đây một chỉ huy tới từ căn cứ Laage chịu trách nhiệm đào tạo phi công tiết lộ rằng, hiện Không quân Đức thiếu cả phi công. "Tôi không có đủ phi công", sĩ quan Jan Gloystein - phó chỉ huy phi đội huấn luyện tiêm kích Eurofighter nói. Ảnh: Wikipedia
Ông này giải thích rằng hiện tại họ chỉ có 23 phi công và sẽ cần thêm 20 người nữa nhưng tìm không có. Lý do được đưa ra là không có đủ thanh niên Đức đủ điều kiện sẵn sàng tham gia không quân. Ảnh: Wikipedia
Ông này giải thích rằng hiện tại họ chỉ có 23 phi công và sẽ cần thêm 20 người nữa nhưng tìm không có. Lý do được đưa ra là không có đủ thanh niên Đức đủ điều kiện sẵn sàng tham gia không quân. Ảnh: Wikipedia
Còn báo cáo của ủy viên quân sự quốc hội - ông Han-Peter Bartels nói rằng nhiều căn cứ khác của Không quân Đức đang gặp vấn đề tương tự, chỉ 2/3 vị trí được lấp đầy. Theo một báo cáo khác, 6 phi công đã từ chức nửa đầu năm 2018 so với 11 phi công từ chức trong 5 năm trước đó. Ảnh: Wikipedia
Còn báo cáo của ủy viên quân sự quốc hội - ông Han-Peter Bartels nói rằng nhiều căn cứ khác của Không quân Đức đang gặp vấn đề tương tự, chỉ 2/3 vị trí được lấp đầy. Theo một báo cáo khác, 6 phi công đã từ chức nửa đầu năm 2018 so với 11 phi công từ chức trong 5 năm trước đó. Ảnh: Wikipedia
Và nguyên do dẫn tới việc này không phải vấn đề ưu đãi lương lại mà vì không có cái gì để bay cả. Mặc dù sau nhiều lần báo động, chính quyền Đức nỗ lực đưa 70% trong số 24 máy bay tiêm kích Eurofighter trở lại huấn luyện - chiến đấu nhưng việc thiếu máy bay vẫn là vấn đề khó giải với Không quân Đức trong tương lai. Ảnh: Wikipedia
Và nguyên do dẫn tới việc này không phải vấn đề ưu đãi lương lại mà vì không có cái gì để bay cả. Mặc dù sau nhiều lần báo động, chính quyền Đức nỗ lực đưa 70% trong số 24 máy bay tiêm kích Eurofighter trở lại huấn luyện - chiến đấu nhưng việc thiếu máy bay vẫn là vấn đề khó giải với Không quân Đức trong tương lai. Ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, có lẽ việc máy bay kém chất lượng cũng là lý do khiến các thanh niên Đức không khỏi sợ hãi. Vào tháng 6/2019, hai máy bay Eurofighter đã bị rơi ở bang Mecklenburg-Western Pomernia khiến một phi công thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, có lẽ việc máy bay kém chất lượng cũng là lý do khiến các thanh niên Đức không khỏi sợ hãi. Vào tháng 6/2019, hai máy bay Eurofighter đã bị rơi ở bang Mecklenburg-Western Pomernia khiến một phi công thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia
Hiện lực lượng không quân chiến đấu Đức có khoảng 220 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại gồm: máy bay cường kích Panavia Tornado IDS và máy bay tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon. Ảnh: Wikipedia
Hiện lực lượng không quân chiến đấu Đức có khoảng 220 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại gồm: máy bay cường kích Panavia Tornado IDS và máy bay tiêm kích đa năng Eurofighter Typhoon. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra người Đức còn có 28 chiếc máy bay tấn công điện tử Tornado ECR có khả năng làm nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra người Đức còn có 28 chiếc máy bay tấn công điện tử Tornado ECR có khả năng làm nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương. Ảnh: Wikipedia
Lực lượng không quân vận tải có hơn 60 chiếc đều là loại cỡ lớn, đóng vai trò xương sống lực lượng chở hàng - binh sĩ là 30 Airbus A-400M, ngoài ra là máy bay cỡ nhỏ, lực lượng dùng phục vụ VIP gồm 6 chiếc Airbus A310/319/340/350. Họ còn đang đặt mua gần 40 chiếc nữa nhưng không rõ có đủ phi công để bay không? Ảnh: Wikipedia
Lực lượng không quân vận tải có hơn 60 chiếc đều là loại cỡ lớn, đóng vai trò xương sống lực lượng chở hàng - binh sĩ là 30 Airbus A-400M, ngoài ra là máy bay cỡ nhỏ, lực lượng dùng phục vụ VIP gồm 6 chiếc Airbus A310/319/340/350. Họ còn đang đặt mua gần 40 chiếc nữa nhưng không rõ có đủ phi công để bay không? Ảnh: Wikipedia
Không quân trực thăng Đức hiện có hơn 100 chiếc, đóng vai trò "xương sống" là 80 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53G của Mỹ sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Không quân trực thăng Đức hiện có hơn 100 chiếc, đóng vai trò "xương sống" là 80 trực thăng vận tải hạng nặng CH-53G của Mỹ sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Video máy bay cường kích Tornado IDS của Không quân Đức. Nguồn: Youtube Armed Forces Update

GALLERY MỚI NHẤT