Chương trình nâng cấp các máy bay tiếp nhiên liệu KC-10A của Không quân Mỹ đã kéo dài trong vòng 6 năm nay và vừa kết thúc vào hồi trung tuần tháng tư vừa qua.
KC-10A là loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không đã được Không quân Mỹ sử dụng từ năm 1981 của thế kỷ trước và lần nâng cấp lần này là để mở rộng khả năng chứa nhiên liệu cho chiếc KC-10A.
Ngoài việc mở rộng khả năng chứa nhiên liệu cho những chiếc KC-10A, quá trình nâng cấp lần này cũng bao gồm cả việc cải thiện hệ thống kiểm soát bay, lắp đặt hệ thống liên lạc kiểu mới, nâng cấp hệ thống dẫn đường và "tăng cường khả năng thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt".
Máy bay tiếp liệu KC-10A của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Gareth Jennings. |
Phía Không quân Mỹ cho biết, hệ thống kiểm soát bay kiểu cũ trên những chiếc máy bay KC-10A luôn rơi vào tình trạng quá nóng khi thực hiện những nhiệm vụ bay kéo dài hoặc tăng tốc độ nhanh khiến nó phải được bảo dưỡng thường xuyên với chi phí tốn kém. Hệ thống kiểu mới sử dụng công nghệ truyền tín hiệu giữa các bộ phận bằng laze thay cho các dây dẫn bằng đồng như trước kia, làm giảm độ trễ và giảm được đáng kể nhiệt độ trong quá trình hoạt động của chiếc KC-10A.
Quá trình nâng cấp được thực hiện tại sân bay quan sự Will Roger ở Oklahoma, Nhật Bản và mất thời gian khoảng vài tháng để mỗi chiếc máy bay tiếp liệu KC-10A được nâng cấp hoàn chỉnh.
Hiện tại trong biên chế của lực lượng Không quân Mỹ đang có tổng cộng 510 chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không trong đó có 59 chiếc KC-10 A, 342 chiếc Boeing KC-135R, 54 chiếc KC-135T, 18 chiếc MC-130H và 37 chiếc MC-130J.
Trước đây, phía Không quân Mỹ đã có kế hoạch cho các máy bay KC-10A của lực lượng này về hưu dần dần trong thời gian từ 2019 tới 2024 tới đây. Tuy nhiên sau khi việc phát triển dòng máy bay tiếp liệu thế hệ mới nhất KC-46A Pegasus đã bị chậm tiến độ so với dự kiến, việc cho các máy bay KC-10A về hưu đã được cân nhắc lại.