Không thể giảm số ca mắc, Australia hướng tới sống chung với Covid-19

Sau thời gian dài phong tỏa nghiêm ngặt nhưng vẫn chưa thể khống chế được đại dịch, Australia lên kế hoạch mở cửa trở lại và sống chung với Covid-19 bằng cách đẩy nhanh tiêm chủng.

Không thể giảm số ca mắc, Australia hướng tới sống chung với Covid-19

Các nhà chức trách Australia ngày 1/9 đã gia hạn lệnh phong tỏa Melbourne thêm 3 tuần nữa, khi nước này chuyển chiến lược sang đẩy nhanh tiêm chủng để sống chung với Covid-19 thay vì cố đưa số ca nhiễm về 0 như trước đây, theo Reuters.

Dù vậy, Thủ tướng Scott Morrison đã nói với quốc hội vào ngày 1/9 rằng Australia sau cùng cần phải gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

"Australia có thể sống chung với loại virus này”, ông nói tại thủ đô Canberra.

Đẩy nhanh tiêm chủng

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế cứng rắn về Covid-19 khi 70% cư dân trưởng thành của bang được tiêm ít nhất một liều vaccine. Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, ông hy vọng có thể hoàn thành mục tiêu này trước ngày 23/9.

Khong the giam so ca mac, Australia huong toi song chung voi Covid-19

Bãi biển Bondi trong thời gian phong tỏa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Sydney, Australia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters.

“Chúng ta đã làm mọi thứ, nhưng rõ ràng số ca mắc vẫn không giảm, thay vào đó còn tăng”, Thủ hiến Andrews nói với các phóng viên tại Melbourne, thủ phủ của tiểu bang, sau gần một tháng áp dụng phong tỏa nghiêm ngặt nhưng vẫn chưa thể khống chế được dịch bệnh. Lệnh phong tỏa trước đó vốn dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 2/9.

“Chúng ta phải chạy đua với thời gian để tiêm chủng”, ông nhấn mạnh.

Số ca nhiễm mới ở bang Victoria ngày 31/8 đã tăng lên 120 trường hợp, so với 76 trường hợp trong ngày trước đó. Trong số đó, có đến 100 ca được phát hiện trong cộng đồng.

Bang New South Wales lân cận ngày 1/9 cũng đã đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% người trên 16 tuổi cho đến giữa tháng 10, rút ngắn mục tiêu trước đó là cuối tháng 10, để đối phó nhanh hơn với các đợt bùng phát mới.

Thủ hiến Gladys Berejiklian nói với các phóng viên: “Dù là ở đâu, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, tự do hơn rất nhiều, miễn là chúng ta đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70%”. Cho đến nay, 67% người dân trong bang đã được tiêm chủng ít nhất một liều vaccine, trong khi 37% người được tiêm đầy đủ.

“Cách thức cũ không còn hiệu quả”

Tổng cộng 1.116 trường hợp mới được phát hiện ở New South Wales trong ngày 31/8, giảm so với 1.164 trường hợp trong ngày trước đó. Bang này báo cáo 4 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong trong đợt bùng phát mới nhất lên 100 người.

Khong the giam so ca mac, Australia huong toi song chung voi Covid-19-Hinh-2

Một trung tâm xét nghiệm Covid-19 cho phép xe đi qua ở bãi biển Bondi, Sydney, Australia, ngày 1/9. Ảnh: Reuters.

Australia đang cố gắng kiểm soát làn sóng Covid-19 thứ 3, vốn đã khiến hơn một nửa dân số 25 triệu người của nước này bị ảnh hưởng. Sydney và Melbourne, các thành phố lớn nhất nước, và thủ đô Canberra đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài suốt nhiều tuần nay.

Cả nước đã ghi nhận tổng cộng hơn 55.000 trường hợp mắc và 1.012 trường hợp tử vong.

Trong nhóm 20 nền kinh tế lớn, Australia là quốc gia mới nhất vượt mốc 1.000 ca tử vong do Covid-19.

Một số nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương có số ca tử vong do Covid-19 ít hơn, trong đó New Zealand chỉ ghi nhận 26 trường hợp.

Các nhà chức trách Australia trước đây đã có thể kiểm soát dịch bệnh thông qua các biện pháp hạn chế và phong tỏa. Tuy nhiên, biến chủng Delta có khả năng lây truyền nhanh và dễ dàng đã buộc hai bang lớn nhất của nước này phải thay đổi chiến lược chống dịch khi tình trạng lây nhiễm gia tăng.

Phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia Chris Moy nói với Reuters rằng khả năng lây truyền cao, thời gian ủ bệnh ngắn và lây lan không triệu chứng của biến chủng Delta có nghĩa là "cách thức (chống dịch) cũ không còn hiệu quả".

Khong the giam so ca mac, Australia huong toi song chung voi Covid-19-Hinh-3

Một điểm tiêm chủng Covid-19 ở Sydney, Australia, ngày 25/8. Ảnh: Reuters.

Chính phủ liên bang đang thúc giục các bang và vùng lãnh thổ thực hiện kế hoạch mở cửa trở lại quốc gia khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%-80%.

Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg kêu gọi các nhà lãnh đạo tiểu bang tuân theo các kế hoạch mở cửa trở lại quốc gia.

"Hãy bám sát kế hoạch cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại và chuẩn bị cho tương lai của chính họ, một kế hoạch đưa Australia tiến đến sống chung an toàn với virus", ông Frydenberg nói.

“Đột nhập” đất nước Nam Phi phong tỏa toàn quốc vì COVID-19

(Kiến Thức) - Nam Phi đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh COVID-19.

“Đột nhập” đất nước Nam Phi phong tỏa toàn quốc vì COVID-19
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19
Nhà chức trách Nam Phi đã tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 trên quy mô toàn quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/12/2020 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters) 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-2
 Theo đó, tất cả sự kiện có đông người tham dự bị cấm trong vòng 14 ngày, ngoại trừ việc tang lễ song số người tham dự không được vượt quá 50. Chính phủ cũng nghiêm cấm các hoạt động mua bán đồ uống có cồn, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm ban đêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-3
 Tổng thống Nam Phi Ramaphosa nhấn mạnh việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc, cá nhân nào không thực hiện có thể bị truy tố và bỏ tù tới 6 tháng.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-4
 Các nhân viên tang lễ mặc đồ bảo hộ chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại nghĩa trang Olifantsvlei, phía tây Joburg, Nam Phi, ngày 6/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-5
 Cảnh sát "thẩm vấn" hai người đàn ông đeo mặt nạ trong chuyến tuần tra khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm được tái áp đặt vì COVID-19, tại Pretoria ngày 9/1/2021.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-6
 Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Midrand, Nam Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-7
 Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Steve Biko trong thời gian bùng dịch COVID-19 ở Pretoria hôm 19/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-8
Một người đàn ông bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Pretoria hôm 9/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-9
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Midrand ngày 18/1. 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-10
Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở vùng ngoại ô Northcliff, Johannesburg, đóng cửa vì quá tải, ngày 5/1.  
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-11
 Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất ở Châu Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-12
 Mọi người xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm tại Grasmere Toll Plaza ở Lenasia, ngày 14/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-13
 Cảnh vắng vẻ tại bãi biển ở Durban, Nam Phi, ngày 1/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-14
 Một người đàn ông không đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố ở Soweto ngày 28/12/2020, trước khi lệnh phong tỏa được tái áp đặt.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ
Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Cụ bà mắc COVID-19 bất ngờ “sống lại” trước khi hỏa táng

(Kiến Thức) - Một cụ bà 76 tuổi mắc COVID-19 bất ngờ tỉnh lại khi đang được đưa đi hỏa táng ở Baramati, Ấn Độ.

Cụ bà mắc COVID-19 bất ngờ “sống lại” trước khi hỏa táng
Theo India Today, cụ bà Shakuntala Gaikwad ở làng Mudhale, Baramati thuộc bang Maharashtra, được gia đình đưa đi hỏa táng vì nghĩ rằng bà đã qua đời. Tuy nhiên, chỉ vài phút trước khi hỏa táng, cụ bà 76 tuổi bất ngờ tỉnh lại.
Được biết, bà Shakuntala có kết quả dương tính với COVID-19 vài ngày trước đó.

Tin mới