Không thực không vực được... nhà khoa học

(Kiến Thức) - Hiện nay người giỏi làm khoa học không đông do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do họ còn phải lo cơm áo gạo tiền.

Theo PGS.TS Lê Văn Hiếu, giảng viên cao cấp, Bộ môn Công nghệ Hữu cơ hóa dầu, Viện Kỹ thuật hóa học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lớp trẻ học khoa học kỹ thuật ra trường bây giờ được chia ra hai hướng: Một là làm doanh nghiệp, đặt mục tiêu kiếm tiền, bù đắp lại các khoản đã đầu tư. Khi đã làm doanh nghiệp, họ sẽ ít có cơ hội nghiên cứu khoa học hơn bởi những nhiệm vụ sản xuất chiếm hết thời gian. Tuy nhiên, không vì thế mà bảo họ bị thiệt thòi về khoa học. Họ vẫn có thể tìm hiểu, ngoài ra đó cũng là con đường họ đã chọn. Ngoại trừ, một số người làm ở các tổng công ty nhà nước có nhiều vốn thì còn có nhu cầu nghiên cứu khoa học. Còn các doanh nghiệp nhỏ thì đích đến vẫn là tiền.
"Những người làm khoa học không thể đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên các đề tài khoa học. Vì thế, giới khoa học thường không giàu, lương làm khoa học không cao. Trong khi lớp trẻ hiện nay có xu hướng muốn kiếm tiền nhanh để bù đắp lại cho các khoản đã đầu tư cho học hành, cuộc sống... Vì thế, họ chọn thương mại nhiều hơn", PGS.TS Lê Văn Hiếu nhấn mạnh.
Trong số 30% sinh viên học giỏi thì chưa đến 1/2 thích về các trường, viện nghiên cứu. Ảnh minh họa.
Trong số 30% sinh viên học giỏi thì chưa đến 1/2 thích về các trường, viện nghiên cứu. Ảnh minh họa.
Hướng thứ hai là làm khoa học nhưng tỷ lệ chuyên tâm vào nghiên cứu không cao. Vì họ còn phải lo cơm áo gạo tiền cho cuộc sống hằng ngày. Hầu hết người trẻ chuyên tâm làm khoa học là những người được sinh ra trong gia đình tạm gọi là có điều kiện. Mà thực tế cho thấy, đa phần con nhà giàu thường không học giỏi!
"Trong số 30% sinh viên học giỏi thì chưa đến 1/2 thích về các trường, viện nghiên cứu. Tỷ lệ này càng nhỏ hơn khi chỉ có trường, viện lớn mới chú trọng nghiên cứu khoa học. Đó là lý do vì sao chưa thu hút được nhà khoa học giỏi trẻ tuổi", PGS.TS Lê Văn Hiếu cho biết.

“Ghế” càng cao càng ít nghiên cứu

(Kiến Thức) - "Chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi kết hợp với một số đơn vị để nghiên cứu bởi lãnh đạo khi có chức quyền không còn nhu cầu nghiên cứu nhiều, cấp dưới không được chỉ đạo nên không dám làm". 

Trên đây là chia sẻ của TS Trịnh Quang Đức, Viện Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Theo TS Đức, nghiên cứu khoa học ở trường đại học, viện nghiên cứu của hầu hết các nước trên thế giới chỉ chiếm 30% số lượng nghiên cứu khoa học tại toàn quốc gia đó. Số còn lại nằm trong các công ty, doanh nghiệp... Họ tạo ra các thiết bị, công nghệ để tự phục vụ, dù ít khi công bố ra ngoài.
Trong khi đó, công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp Việt Nam rất kém. Hầu như không có gì. Họ đổ hết cho các viện, trường đại học, dù không có thiết bị, công nghệ mà chỉ làm ra các mô hình nguyên lý.
Vì thế, chắc chắn cần có cơ chế phối hợp giữa viện, đại học với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phối hợp này không phải là dễ. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
"Như bên bộ môn y sinh chúng tôi không có chức năng nuôi và cấy ghép lên chuột nên phải nhờ trung tâm nào đó nghiên cứu về sinh y học. Nhưng ở đó không nhiều người theo đuổi nghiệp nghiên cứu. Chúng tôi đành tự làm. Tất nhiên, để đạt kết quả chúng tôi lại phải tự mày mò tìm hiểu về tế bào, nuôi chuột... Điều này làm giá thành đội lên, hiệu quả đầu tư không cao", TS Trịnh Quang Đức cho hay. 

Thiếu tiền đang “trói tay trói chân” nghiên cứu khoa học

(Kiến Thức) - Theo GS.TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, nguồn vốn khoa học chưa cao nên chưa kích thích các nhà khoa học thực hiện đề tài nghiêm túc. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo vị chuyên gia này, hiện để nhà khoa học có được đề tài cấp viện, trường, Nhà nước hay bộ rất khó. Họ phải đăng ký đề tài trước thời gian dài, chỉ ra được hướng mới và chứng minh khả năng khả thi. Tuy nhiên, được đề tài là một đằng, còn thực hiện được đề tài đó một cách có quy củ, nghiêm túc, đúng khoa học lại là chuyện khác. Bởi lý do rất đơn giản: Số tiền dành cho đề tài quá ít so với thực hiện thực tế. 

Tin mới