Khổng Tử bàn về 5 điều xấu nhất trên thế gian

5 điều xấu dưới đây rất nhiều người vô tình mắc phải, làm hại mình mất đi phúc báo, Khổng Tử dạy. 

Khổng Tử (Khổng Phu Tử) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông
Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ. Nhiều sử ký nói rằng ông là con của một gia đình nghèo, nhưng cụ tổ ba đời vốn cũng thuộc dòng quý tộc đã sa sút từ nước Tống di cư đến nước Lỗ.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Khổng Tử cùng các học trò đi qua các nước: Vệ, Khuông, Trần, Tống, Thái, Sở, mong thuyết phục các vua chư Hầu chịu đem Đạo của ông ra ứng dụng để đem lại thái bình cho dân chúng. Nhưng Đạo của ông là Vương Đạo (đạo trị quốc) nên đi ngược ý đồ Bá Đạo (đạo chinh phạt) của các vua chư hầu và quyền lợi của các quan Đại phu nên các vua chư hầu đều không dám dùng ông. Ông từng cảm thán "Ai mà không phải đi qua cửa rồi mới rời khỏi nhà ? Vậy mà tại sao không có ai đi theo đạo này ?[10]". Khi bị vây ở đất Khuông, Khổng Tử nói "Sau khi vua Văn Vương mất, tất cả mọi văn hóa, lễ nhạc đều không phải ở nơi ta cả ư ? Nếu trời muốn cho nền văn hóa này mất đi, thì sao khi vua Văn Vương chết, lại ủy thác cho ta nắm giữ nền văn hóa này làm gì ? Còn nếu trời đã không muốn để mất nền văn hóa này, thì người Khuông kia làm gì được ta ?
Khong Tu ban ve 5 dieu xau nhat tren the gian
Tư tưởng của Khổng Tử cho đến tận thời đại ngày nay vẫn mang giá trị vô cùng lớn. 
Dưới đây là lời bàn về 5 điều xấu nhất thế gian, tuy nhiên lại nhiều người mắc phải:
Điều xấu thứ nhất: “Hại người lợi mình”. Người hại người khác để làm lợi cho mình thì đó là một người xấu, người này sẽ không gặp được may mắn.
Điều xấu thứ hai: “Khinh già, trọng trẻ là gia đình xấu”. Người già bỏ mặc không chăm, không quan tâm, không phụng dưỡng mà đem tất cả tình yêu thương đặt lên trẻ nhỏ. Gia đình nào như vậy thì sẽ không gặp may mắn.
Điều xấu thứ 3: “Thích nổi danh nhưng bất tài là đất nước suy.” Người thích nổi danh sẽ thích những kẻ xu nịnh và bài xích những người hiền đức, đây là cái họa của quốc gia.
Điều xấu thứ 4: “Già không dạy bảo, trẻ thời không học, đó cũng là tập tục xấu ở đời.” Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi thì mang tâm ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm, đây là thói quen không tốt.
Điều xấu thứ 5: “Thánh nhân không quản, người xấu tự ý làm loạn, đây cũng là điều xấu đối với thiên hạ.” Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh thế nhưng họ đều đi ẩn cư hết. Đây quả là điều đáng buồn với thiên hạ.

Khổng Tử dạy 7 điểm dễ dàng nhìn ra quân tử và tiểu nhân

Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử viết rằng “đức hạnh” là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Khong Tu day 7 diem de dang nhin ra quan tu va tieu nhan
Từ xưa đến nay, trong giáo dục làm người thường dùng “quân tử” làm hình mẫu nhân vật để hướng đến. Vậy như thế nào để dễ dàng nhận ra quân tử và tiểu nhân? Khổng Tử dạy chúng ta nhìn vào 7 điểm dưới đây: 1. Trí tuệ. Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ luôn quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt mày ủ rũ”.

Giải mã bí ẩn quanh cuộc đời Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma

Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma đã thật sự đi vào huyền sử nhân loại, để sống mãi vời sự tôn kính cao cả, trong tâm tưởng của người đời.

Nhiều sử sách đã ghi chép lại cuộc đời của Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma, với những huyền thoại kỳ bí. Xuyên qua những tài liệu: "Cao Tăng Truyện? của Nam Sơn Ðạo Tuyên, "Truyền Ðăng Lục" của Thiền Sư Ðạo Nguyên, và "Bích Nham Lục" của Phật Quả Viên Ngộ, những huyền thoại về ngài được ghi nhận như: Ðạt Ma vượt sóng biển qua Ðông Ðộ, Ðạt Ma cởi bè lau qua sông Dương Tử, Ðạt Ma xách dép phi hành trên ngọn núi Thống Lãnh, Ðạt Ma ngồi thiền ngủ gục, cắt mí mắt, rơi xuống thành cây trà đầu tiên (từ đó xuất hiện Trà Ðạo) . Tất cả những huyền thoại kỳ bí này nhằm để thi vị hóa sự tôn kính tối cao của người đời, đối với cuộc đời ngang dọc của Bồ Ðề Ðạt Ma, một nhân vật siêu phàm, xuất chúng về đường tư tưởng và học thuật, một tâm hồn phóng khoáng, siêu thoát, phá chấp và nghịch đời. Ngài đã hiên ngang chủ trương chống lại các triết thuyết theo danh số, giáo điều lúc bấy giờ. Ðó là những nét độc đáo của ngài.
Giai ma bi an quanh cuoc doi To su Bo De Dat Ma
Chân dung Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Tranh của Họa sĩ Phượng Hồng, 2006) 
Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma đã đi vào lịch sử nhân loại trong suốt 15 thế kỷ qua, bằng nhiều nghi án lịch sử quan trọng, bên cạnh những huyền thoại kỳ bí, đã khiến cho một số học giả Ðông Tây đặt thành nghi vấn và phủ nhận về nhân vật, cuộc đời của ngài, như các học giả: Phùng Hữu Lan (Trung Hoa), P. Pelliot, Conze, . Trái lại, sự hiện hữu của ngài đã được chấp nhận qua nhiều sử sách, đại diện gồm có các học giả: Hồ Thích (Trung Hoa), Praboth Chandra Bagchi (Ấn Ðộ), Suziki (Nhật Bản), Watts, Hebert, Sasaki, Watanabe, Dumoulin, . và các sách "Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc", sách "Võ Thuật Tùng Thủ" do tác giả Quảng Từ Lão Ni, tức là Tường Bình Công Chúa con vua Ung Chính đời nhà Thanh.
Bồ Ðề Lạt Ma tên thật là Bồ Ðề Ða La (Bodhi Tara), con thứ ba của vua Chí Vương, thuộc giòng Sát Ðế Ly, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc (vùng cao nguyên Dekkan), thuộc phía nam Ấn Ðộ.
Giai ma bi an quanh cuoc doi To su Bo De Dat Ma-Hinh-2
Bồ Đề Lạt Ma - 9 năm diện bích (ảnh: Wikipedia) 
Bồ Ðề Lạt Ma là pháp hiệu, được đặt khi bái sư với ngài Bát Nhã Ða La (Prajanatra), một tổ sư Thiền Tông đời thứ 27 của Ấn Ðộ. Một hôm, Tổ gọi Bồ Ðề Lạt Ma đến truyền pháp và dạy rằng:
"Sáu mươi năm sau ngày ta viên tịch, đệ tử nên lưu hành sang Ðông Ðộ Trung Hoa truyền đạo, vì môi trường hướng Ðông rất thích hợp với Thiền Tông." Tiếp theo đó, Bồ Ðề Lạt Ma được sư phụ truyền thụ y bát, để kế thừa nhiệm vụ Tổ Thiền Tông Ấn Ðộ đời thứ 28.
Tại Ấn Ðộ, Tổ sư Bồ Ðề Lạt Ma nhận thấy niềm tin của Phật tử đã bị xáo trộn, vì sự phân hóa của Phật Giáo, gây nên bởi sáu đại môn đồ của ngài Phật Ðà Tiên, trở thành sáu tông phái khác nhau, với tư tưởng xa dần nguyên lý Phật giáo như: Hữu Tướng Tông, Vô Tướng Tông, Ðịnh Huệ Tông, Giới Hạnh Tông, Vô Ðắc Tông, Tịch Tịch Tông.
Do đó, ngài đã ra công thuyết phục được sáu vị lãnh đạo sáu tông phái này trở về nguồn chánh pháp đạo Phật. Cũng như, ngãi đã cảm hóa được vua Dị Kiến tỉnh ngộ, vì vua tin vào các tà thuyết xúi dục, ngăn cấm sự bành trướng của Phật giáo Ấn Ðộ lúc bấy giờ.
Ðể thực hiện lời di huấn của thầy mình, vào năm 517, Tổ sư Bồ Ðề Lạt Ma từ giả Ấn Ðộ, dùng thuyền vượt biển, trong ba năm, đến Quảng Châu, Trung Hoa vào ngày 21 tháng 9 năm 520 (Canh Tý), triều Lương Võ Ðế, niên hiệu Phổ Thông thứ bảy.
Ðến ngày mồng 1 tháng 10 năm 520 (Canh Tý), ngài được vua Lương Võ Ðế triệu vào cung Kim Lăng giảng đạo. Sau mười chín ngày thuyết giảng tại triều đình, ngài thất vọng vì căn cơ của nhà vua và các triều thần không thể lãnh hội được những tư tưởng Thiền của ngài trong đề tài Ðạt Ma Huyết Mạch Luận gồm có: Phật Tâm, Phật Tánh, và Pháp Thân, . ngài tự thán với bài kệ sau:
"Nhất tiển tầm thường, lạc nhất điêu,
Cánh gia nhất tiển, dĩ tương thiêu.
Trực quy thiếu thất, phong tiền tọa,
Lương chúa hưu ngôn, cánh khứ chiêu."
Dịch nghĩa tạm như sau:
"Mỗi mũi tầm thường, lạc chim điêu,
Mũi tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu.
Trực chỉ Thiếu Lâm, ngồi vách đá,
Vua Lương thôi chớ, thỉnh cùng kêu."
Sau đó ngài cô đơn từ giã cung Kim Lăng, vượt sông Dương Tử, qua vùng Bắc Giang, nhập cảnh nước Ngụy, đến Lạc Dương, dừng chân tại chùa Thiếu Lâm Tự, thuộc núi Tung Sơn, vào ngày 23 tháng 11 năm 520 (Canh Tý) đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Minh Ðế, niên hiệu Chánh Quang Nguyên. Tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi im lặng, mặt hướng về vách đá để tham thiền nhập định. Người đời lúc bấy giờ gọi ngài là Bích Quán Bà La Môn, nghĩa là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách (theo Cao Tăng Truyện).
Giai ma bi an quanh cuoc doi To su Bo De Dat Ma-Hinh-3
Ảnh: mythicalindia.com 

Tin mới