Khu chợ chất như núi loại củ quý đến nỗi "vàng không đổi"

Khu chợ chất như núi loại củ quý đến nỗi "vàng không đổi"

Khu chợ rộng vài chục héc-ta, đi bộ cả ngày không hết và chỉ bán một thứ củ duy nhất, cung cấp cho toàn thế giới, đó là tam thất.

Xem toàn bộ ảnh
Châu Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), là vùng đất giáp phía Bắc Việt Nam, là nơi nổi tiếng với củ  tam thất, cung cấp nguồn dược liệu quý này không chỉ cho Trung Quốc, Việt Nam, mà cho cả thế giới. Tam thất trồng ở châu Văn Sơn được cho là tốt nhất, bởi khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại dược liệu thuộc họ sâm này. Tam thất là vị thuốc rất quý, có tác dụng bổ máu, được sử dụng để bồi bổ cho người thiếu máu, sức khỏe kém, thậm chí rất tốt cho người bị ung thư.
Châu Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), là vùng đất giáp phía Bắc Việt Nam, là nơi nổi tiếng với củ tam thất, cung cấp nguồn dược liệu quý này không chỉ cho Trung Quốc, Việt Nam, mà cho cả thế giới. Tam thất trồng ở châu Văn Sơn được cho là tốt nhất, bởi khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại dược liệu thuộc họ sâm này. Tam thất là vị thuốc rất quý, có tác dụng bổ máu, được sử dụng để bồi bổ cho người thiếu máu, sức khỏe kém, thậm chí rất tốt cho người bị ung thư.
Tam thất, trong tiếng Việt có nghĩa là 3 và 7, nghĩa là, củ tam thất phải có tuổi ít nhất 3 đến 7 năm thì mới dùng được, bởi ở tuổi đó, củ tam thất mới già, có đủ dược tính. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi nó là Kim bất hoán, tức là “vàng không đổi”. Xưa kia, tam thất được đánh giá quý hơn cả vàng, đến nỗi vàng không đổi được.
Tam thất, trong tiếng Việt có nghĩa là 3 và 7, nghĩa là, củ tam thất phải có tuổi ít nhất 3 đến 7 năm thì mới dùng được, bởi ở tuổi đó, củ tam thất mới già, có đủ dược tính. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi nó là Kim bất hoán, tức là “vàng không đổi”. Xưa kia, tam thất được đánh giá quý hơn cả vàng, đến nỗi vàng không đổi được.
Nhiều năm nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ, người Trung Quốc đã trồng được rất nhiều loại dược liệu quý hiếm này. Hàng ngàn trang trại trồng tam thất trải rộng trên khắp châu Văn Sơn. Vùng đất châu Văn Sơn (một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Vân Nam), rộng gần gấp 5 lần tỉnh Hà Giang.
Nhiều năm nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ, người Trung Quốc đã trồng được rất nhiều loại dược liệu quý hiếm này. Hàng ngàn trang trại trồng tam thất trải rộng trên khắp châu Văn Sơn. Vùng đất châu Văn Sơn (một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Vân Nam), rộng gần gấp 5 lần tỉnh Hà Giang.
Theo các nhà nghiên cứu, tam thất được thuần hóa và trồng từ 400 năm trước ở vùng đất này. Kỹ thuật trồng tam thất rất tỷ mỉ. Người ta phải trộn dinh dưỡng với đất, rồi rải đất ra nền ruộng, mới trồng cây giống. Một lớp lưới được phủ cao 1,5-2m, để hạn chế ánh nắng, sương muối. Các trang trại lúc nào cũng có người và đàn chó dữ trông nom suốt ngày đêm.
Theo các nhà nghiên cứu, tam thất được thuần hóa và trồng từ 400 năm trước ở vùng đất này. Kỹ thuật trồng tam thất rất tỷ mỉ. Người ta phải trộn dinh dưỡng với đất, rồi rải đất ra nền ruộng, mới trồng cây giống. Một lớp lưới được phủ cao 1,5-2m, để hạn chế ánh nắng, sương muối. Các trang trại lúc nào cũng có người và đàn chó dữ trông nom suốt ngày đêm.
Thủ phủ châu Văn Sơn là thành phố Văn Sơn, cách biên giới Hà Giang 140km. Thành phố Văn Sơn nằm dưới thung lũng, với những tòa nhà chọc trời, rất ít cây cối. Trung tâm thành phố là chợ tam thất lớn nhất thế giới. Theo một người bán hàng, thì khu chợ này phải rộng vài chục héc-ta, đi cả ngày không hết, và bán một thứ duy nhất là tam thất.
Thủ phủ châu Văn Sơn là thành phố Văn Sơn, cách biên giới Hà Giang 140km. Thành phố Văn Sơn nằm dưới thung lũng, với những tòa nhà chọc trời, rất ít cây cối. Trung tâm thành phố là chợ tam thất lớn nhất thế giới. Theo một người bán hàng, thì khu chợ này phải rộng vài chục héc-ta, đi cả ngày không hết, và bán một thứ duy nhất là tam thất.
Ngay cổng chợ là Trung tâm triển lãm tam thất. Trong chợ, những dãy nhà liền kề xây dựng cao 4-5 tầng. Tất cả các nhà đều bán tam thất. Xen kẽ mỗi dãy nhà lại là một ‘quảng trường’, là nơi bày bán tam thất chất đống. Ở ven đường, những chiếc xe tải nhỏ chở tam thất tươi dừng đỗ, những người nông dân ngồi vỉa hè bán như bán hoa quả ở Việt Nam.
Ngay cổng chợ là Trung tâm triển lãm tam thất. Trong chợ, những dãy nhà liền kề xây dựng cao 4-5 tầng. Tất cả các nhà đều bán tam thất. Xen kẽ mỗi dãy nhà lại là một ‘quảng trường’, là nơi bày bán tam thất chất đống. Ở ven đường, những chiếc xe tải nhỏ chở tam thất tươi dừng đỗ, những người nông dân ngồi vỉa hè bán như bán hoa quả ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, mỗi cửa hàng dược liệu, hiệu thuốc, chỉ có một vài bình lọ chứa ít tam thất, bán tính theo gram, lạng, nhưng ở đây, tam thất chất đống như đống đá sỏi lô nhô khắp chợ. Buổi tối, người ta chỉ dùng tấm bạt đạy điệm đống tam thất trị giá cả tỷ đồng, rồi về nhà ngủ. Sáng hôm sau, chỉ cần mở bạt, bày tam thất bán hàng. Tam thất quý như vàng, nhưng lại có quá nhiều, hàng trăm tấn bày ở chợ, nên chẳng ai thèm lấy của ai. Cũng phải công nhận rằng, tình hình an ninh ở khu chợ này cực kỳ đảm bảo, người ta mới để “đống vàng” giữa thanh thiên bạch nhật.
Ở Việt Nam, mỗi cửa hàng dược liệu, hiệu thuốc, chỉ có một vài bình lọ chứa ít tam thất, bán tính theo gram, lạng, nhưng ở đây, tam thất chất đống như đống đá sỏi lô nhô khắp chợ. Buổi tối, người ta chỉ dùng tấm bạt đạy điệm đống tam thất trị giá cả tỷ đồng, rồi về nhà ngủ. Sáng hôm sau, chỉ cần mở bạt, bày tam thất bán hàng. Tam thất quý như vàng, nhưng lại có quá nhiều, hàng trăm tấn bày ở chợ, nên chẳng ai thèm lấy của ai. Cũng phải công nhận rằng, tình hình an ninh ở khu chợ này cực kỳ đảm bảo, người ta mới để “đống vàng” giữa thanh thiên bạch nhật.
Nhân công nhặt rễ khỏi củ tam thất.
Nhân công nhặt rễ khỏi củ tam thất.
Sáng sớm, các thương nhân từ khắp Trung Quốc về đây tìm kiếm nguồn hàng, thỏa thuận mua bán. Xe tải, container đỗ đầu chợ để chuyển tam thất đi. Mỗi chiếc container chở vài chục tấn tam thất, trị giá hàng chục tỷ đồng. Mỗi năm, có cả ngàn tấn tam thất khô rời khu chợ này đi khắp thế giới. Hầu hết việc chế biến tam thất đều bằng máy móc. Những chiếc máy rửa tam thất tự động, rồi máy sấy củ, máy vặt rễ, phân loại. Những củ tam thất đã sấy khô chạy qua một hệ thống máy để phân loại. Những củ tam thất được phân loại theo trọng lượng, và các công nhân đứng trong dây chuyền sẽ đóng túi chúng lại.
Sáng sớm, các thương nhân từ khắp Trung Quốc về đây tìm kiếm nguồn hàng, thỏa thuận mua bán. Xe tải, container đỗ đầu chợ để chuyển tam thất đi. Mỗi chiếc container chở vài chục tấn tam thất, trị giá hàng chục tỷ đồng. Mỗi năm, có cả ngàn tấn tam thất khô rời khu chợ này đi khắp thế giới. Hầu hết việc chế biến tam thất đều bằng máy móc. Những chiếc máy rửa tam thất tự động, rồi máy sấy củ, máy vặt rễ, phân loại. Những củ tam thất đã sấy khô chạy qua một hệ thống máy để phân loại. Những củ tam thất được phân loại theo trọng lượng, và các công nhân đứng trong dây chuyền sẽ đóng túi chúng lại.
Giữa giờ sáng, là lúc chợ hoạt động cao điểm. Hàng ngàn nhân công, người lao động đổ về chợ làm thuê cho các doanh nhân. Người đóng bao, người bốc vác, người cắt rễ, người sàng sảy khiến cả khu chợ rộng mênh mông bụi đỏ bay mù mịt. Công nhân quét dọn dưới đất, sàng lọc đất cát nhặt từng mẩu rễ bằng cái tăm. Trong khi tam thất chất như núi, mà họ vẫn nhặt nhạnh từng mẩu nhỏ, chứng tỏ tam thất là thứ quý giá, được trân trọng.
Giữa giờ sáng, là lúc chợ hoạt động cao điểm. Hàng ngàn nhân công, người lao động đổ về chợ làm thuê cho các doanh nhân. Người đóng bao, người bốc vác, người cắt rễ, người sàng sảy khiến cả khu chợ rộng mênh mông bụi đỏ bay mù mịt. Công nhân quét dọn dưới đất, sàng lọc đất cát nhặt từng mẩu rễ bằng cái tăm. Trong khi tam thất chất như núi, mà họ vẫn nhặt nhạnh từng mẩu nhỏ, chứng tỏ tam thất là thứ quý giá, được trân trọng.
Ở các sạp hàng, thông thường chỉ bày mẫu để giới thiệu sản phẩm. Củ to nhỏ được phân loại và giá cả cũng phụ thuộc vào độ to nhỏ của củ tam thất.
Ở các sạp hàng, thông thường chỉ bày mẫu để giới thiệu sản phẩm. Củ to nhỏ được phân loại và giá cả cũng phụ thuộc vào độ to nhỏ của củ tam thất.
Điều ngạc nhiên, là tam thất ở khu chợ bán buôn này không hề rẻ. Loại nhỏ xíu có giá 1,5 triệu đồng/kg, loại khá có giá 3-5 triệu đồng/kg. Loại khổng lồ thì rất hiếm, nên giá cũng vô cùng, bởi dân sưu tầm săn lùng.
Điều ngạc nhiên, là tam thất ở khu chợ bán buôn này không hề rẻ. Loại nhỏ xíu có giá 1,5 triệu đồng/kg, loại khá có giá 3-5 triệu đồng/kg. Loại khổng lồ thì rất hiếm, nên giá cũng vô cùng, bởi dân sưu tầm săn lùng.
Điều ngạc nhiên nhất, là ở Việt Nam, tam thất bắc lại được bán với giá rất rẻ, thậm chí còn rẻ hơn ở chợ buôn Văn Sơn rất nhiều. Ở chợ Ninh Hiệp, thậm chí tam thất khô được bán với giá vài trăm ngàn/kg. Loại đắt lắm thì trên dưới 2 triệu đồng. Trong khi công vận chuyển, qua nhiều đầu mối mới đến tay người tiêu dùng, mà giá lại rẻ hơn, thì rất khó hiểu. Theo một số nguồn tin, thì loại rẻ tiền bán ở Việt Nam, hoặc vùng giáp biên, có thể là tam thất non, dược tính kém bị loại. Nguy hiểm hơn, có thể là rác dược liệu. Người ta đã chiết hết dinh dưỡng từ củ tam thất tươi, rồi tẩm hóa chất, hương liệu, sau đó sấy khô bán sang Việt Nam, mới có giá rẻ như thế.
Điều ngạc nhiên nhất, là ở Việt Nam, tam thất bắc lại được bán với giá rất rẻ, thậm chí còn rẻ hơn ở chợ buôn Văn Sơn rất nhiều. Ở chợ Ninh Hiệp, thậm chí tam thất khô được bán với giá vài trăm ngàn/kg. Loại đắt lắm thì trên dưới 2 triệu đồng. Trong khi công vận chuyển, qua nhiều đầu mối mới đến tay người tiêu dùng, mà giá lại rẻ hơn, thì rất khó hiểu. Theo một số nguồn tin, thì loại rẻ tiền bán ở Việt Nam, hoặc vùng giáp biên, có thể là tam thất non, dược tính kém bị loại. Nguy hiểm hơn, có thể là rác dược liệu. Người ta đã chiết hết dinh dưỡng từ củ tam thất tươi, rồi tẩm hóa chất, hương liệu, sau đó sấy khô bán sang Việt Nam, mới có giá rẻ như thế.

GALLERY MỚI NHẤT