Khu định cư chìm dưới nước bất ngờ “tái xuất” vì hạn hán
Một khu định cư gần 300 năm tuổi bị nhấn chìm bởi việc xây dựng một con đập ở miền bắc Philippines vào những năm 1970 bất ngờ xuất hiện trở lại khi mực nước giảm do hạn hán.
An An (Theo ANC)
ABS-CBN News đưa tin ngày 26/4, tàn tích của khu định cư gần 300 năm tuổi ở giữa đập Pantabangan tại tỉnh Nueva Ecija hiện trở thành một điểm thu hút du khách, dù thời tiết nóng bức. Khách du lịch muốn xem cận cảnh khu di tích phải trả khoảng 300 peso (5 USD) cho ngư dân để đi thuyền đến 'hòn đảo' tạm thời ở giữa hồ chứa.
Marlon Paladin, kỹ sư giám sát của Cơ quan Thủy lợi Quốc gia Philippines, cho biết các bộ phận của một nhà thờ, cột mốc hội trường thành phố và bia mộ bắt đầu nổi lên trở lại vào tháng 3 sau nhiều tháng “gần như không có mưa”.
Tàn tích của khu định cư gần 300 năm tuổi ở giữa đập Pantabangan. Ảnh: ANC.
Đây là lần thứ sáu khu định cư này xuất hiện trở lại kể từ khi hồ chứa được tạo ra để cung cấp nước dùng cho tưới tiêu và tạo ra thủy điện.
"Theo kinh nghiệm của tôi, đây là thời gian khu định cư này 'tái xuất' lâu nhất", Paladin nói.
Được biết, mực nước của hồ chứa đã giảm gần 50 mét so với mức thông thường là 221 mét, theo số liệu từ cơ quan dự báo thời tiết Philippines.
Các tháng 3, 4 và 5 thường là những tháng nóng nhất và khô nhất ở quốc đảo này, nhưng điều kiện thời tiết năm nay trở nên trầm trọng hơn do hiện tượng thời tiết El Nino. Khoảng một nửa số tỉnh của Philippines, bao gồm Nueva Ecija, chính thức bị hạn hán.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Libya: Lũ lụt kinh hoàng xóa sổ cả thành phố, hàng nghìn người mất tích
Hiếm thấy dòng sông dài nhất Italy cạn trơ đáy vì hạn hán
Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 70 năm khiến dòng sông dài nhất Italy cạn trơ đáy, đe dọa mùa màng và an ninh năng lượng.
Vùng Turin, Italy đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Sông Po, con sông dài nhất Italy đồng thời là hồ chứa nước ngọt lớn nhất của nước này đã bị cạn nước, một số khu vực còn nước nhưng không đáng kể.
Theo các chuyên gia khí tượng, thung lũng sông Po ở miền bắc Italy là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt khô hạn đang diễn ra trên khắp lãnh thổ châu Âu.
Một cây cầu bắc qua khúc sông Po cạn trơ đáy tại Boretto, Italy.
Đợt hạn hán kéo dài cũng khiến mực nước trong các hồ thủy điện của Italy xuống mức thấp nhất trong lịch sử, gây ra nguy cơ mất an ninh lương thực và năng lượng.
Cả con sông rộng lớn giờ chỉ còn một dòng nước chảy nhỏ.
Dòng sông đầy ắp nước trước đây bỗng trở thành bãi cát rộng lớn.
Lòng sông cạn đáy ở vùng Turin do hạn hán kéo dài.
Những ai không biết sông Sangone trước đây sẽ tưởng hình ảnh này là chiếc cầu đi bộ trên cao.
Người dân câu cá dưới lòng sông cạn đáy.
Một người phụ nữ ngồi nghỉ nhìn lòng sông Po cạn nước.
Mặt đất dưới lòng sông nứt nẻ vì hạn hán.
Các chuyên gia hiện chưa dự đoán được chính xác thời điểm hạn hán sẽ kết thúc. Ảnh: Reuters.
Hạn hán kỷ lục 500 năm khiến châu Âu không đủ nước sản xuất điện
Nắng hạn làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, ảnh hưởng đến sản xuất điện ở khu vực.
Nhiệt độ cao và hạn hán đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, ảnh hưởng đến sản xuất điện vào thời điểm các nền kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với giá dầu và khí đốt cao chưa từng có, theo trang Business Standard.